Làng nghề cây cảnh Vị Khê thuộc xã Điền Xá, huyện Nam Trực, nằm bên bờ sông Hồng cách thành phố Nam Định khoảng 5 km về phía Đông Nam. Đây là một làng nghề truyền thống có tuổi nghề trên 800 năm.
Theo truyền thuyết địa phương thì ông tổ nghề trồng hoa là Tô Trung Tự, khi ông đến Nguyễn Gia Trang (nay là thôn Vị Khê, xã Điền Xá), thấy nơi đây là vùng đất đẹp, ruộng đồng màu mỡ, dân cư thuần phác, ông đã cho lập hành cung làm nơi đi lại. Tại đây, ngoài việc khuyến khích sản xuất mở rộng nghề nông, ông còn dạy dân địa phương trồng hoa, trồng cây cảnh để làm kế sinh sống lâu dài.
Nhà Trần lên ngôi vào năm 1225, đã xây dựng cung Tức Mặc thành Trung tâm chính trị - văn hóa lớn thứ hai sau Thăng Long. Làng hoa Vị Khê lúc đó có tên là Nguyễn Gia Trang có điều kiện phát triển để phục vụ cho nhu cầu của cung đình. Sang đến giữa thế kỷ XV, làng hoa liên tục phát triển.
Có thể nói, Vị Khê là làng quất nguyên thủy của Việt
Từ trên bờ sông Hồng nhìn xuống cả làng, nhà nào cũng trồng cây cảnh, cây thế. Nhiều nhất là các loại cây: Sanh, Si, Tùng La Hán, Vạn Tuế, cau Vua... được uốn tỉa chăm sóc công phu thành các dáng, thế, ẩn chứa quan niệm triết học Phương Đông tạo nên sự kỳ thú hấp dẫn du khách. Có cây còn được uốn tỉa thành hình những cây tháp nổi tiếng như Tháp Effel, tháp Phổ Minh, hình chim Đại Bàng, chim Công, chim Phượng Hoàng... Du khách boàng hoàng đến ngỡ ngàng trước sức sáng tạo, tài hoa của các nghệ nhân làng nghề. Phần lớn các loại cây cảnh, cây thế, cây Bonsai được bài trí tại các khách sạn, các toà nhà lớn trong cả nước có xuất xứ từ làng nghề cây cảnh Vị Khê. Trong làng còn lưu giữ bộ cây thế khoảng 300 năm tuổi đã từng dự thi và giành giải thưởng cung đình Huế do Vua ban tặng được coi như đồ gia bảo của làng nghề.
Thời phong kiến làng cây cảnh Vỵ Khê đã nổi tiếng gần xã. Vào triều Trần, làng đã trở thành nơi cung cấp hoa, cây cảnh cho các vương công quý tộc. Đặc biệt, năm 1924, cụ Nguyễn Văn Lễ đã đem đôi cây sanh thế trực vào kinh đô Huế dự thi và đạt giả cao, được nhà vua sắc phong. Hiện, đôi cây sanh đó vẫn còn được lưu giữ tại UBND xã Điền Xá.
Cây cảnh Vỵ Khê có vẻ đẹp độc đáo riêng. Với đôi bàn tay tài hoa, kế thừa những tinh hoa hàng trăm năm của ông cha truyền lại, người dân làng Vỵ Khê đã khéo léo cắt tỉa, uốn cây, tạo ra những thế cây, dáng cây kỳ thú, đẹp mắt, mang đậm lối cổ xưa.
Người dân trong làng không giữ nghề mà còn chủ động truyền dạy cách làm cây cảnh cho người dân các xã xung quanh. Nhờ vậy huyện Nam Trực đã hình thành các xã chuyên trồng hoa, cây cảnh với quy mô lớn, cho giá trị kinh tế cao… Nhờ trồng hoa và cây cảnh mà cuộc sống của người dân không ngừng tăng lên. Năm 2010, tổng thu nhập từ hoa, cây cảnh của xã Điền Xá là hơn 43,1 tỷ đồng, riêng làng Vỵ Khê chiếm khoảng 30 tỷ đồng. Giá trị sản xuất trung bình đạt 200 triệu đồng/ha, cao gấp hơn 50 lần so với trồng lúa. Những năm gần đây cây cảnh làng Vỵ Khê còn vươn ra cả thị trường thế giới. Mỗi năm làng nghề đón hàng chục lượt khách đến từ nhiều nước như Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đến tham quan và khảo sát thị trường.
Nghề làm cây cảnh đã làm cho cuộc sống của người dân Vị Khê ngày càng phát triển, không ít người đã trở thành triệu phú, tỷ phú. Cả làng có khoảng 30 gia đình có cây cảnh có giá trị lên đến hàng tỷ đồng mỗi cây.