Lễ Sêne Đolta của đồng bào Khmer

10:12, 28/09/2011

Hằng năm, vào cuối tháng 8 âm lịch, người dân Khmer Nam Bộ nói chung, người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long và Cà Mau nói riêng đều tổ chức ngày hội Sene Dolta. Lễ này cũng giống như lễ Vu Lan - báo hiếu của người Kinh, người Hoa và được tổ chức từ ngày 16 đến hết tháng 8 âm lịch.

Để chuẩn bị cho lễ Sêne Đolta, vào những ngày này, ở mỗi nhà, mỗi phum, sóc bà con quét dọn chùa, nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp và trang hoàng cờ hoa rực rỡ. Khắp nơi tràn ngập bầu không khí thắm tình, đượm nghĩa của sự giao hoà giữa gia đình, thân tộc và xóm giềng. Trước ngày lễ chính, bà con chuẩn bị lễ vật để cúng ông bà ở nhà và lễ cúng ở chùa. Đồ lễ là cơm nếp được nắm hoặc đổ vào khuôn ly có rắc muối vừng (mè), gói bánh tét, thức uống và hoa quả. Lễ thường kéo dài trong mười lăm ngày. Những ngày đầu dành cho cúng tổ tiên ông bà còn 2-3 ngày cuối tháng (tức các ngày 28, 29, 30 của tháng Pho- trơ-bách) các gia đình lên chùa cúng và mời các vị sư sãi làm lễ cầu siêu, hồi hướng cho người đã khu t, cầu cho người đã khu t ban phước lành cho con cháu. Khi nghi lễ kết thúc họ mời các vị chư tăng độ cơm và thức lễ.

 

Phần nghi lễ của tết Sêne Đolta mang dấu ấn của nguồn truyện dân gian. Thời kỳ Phật giáo Nam tông (Phật Tiểu thừa) du nhập, thịnh hành trong đời sống của đồng bào Khmer Nam bộ thì lễ Sêne Đolta mang màu sắc lễ nghi Phật giáo và còn được gọi tên là lễ Phchum- binh (lễ nắm cơm). Chuyện rằng: thời vua Binhsaha, vào một đêm thanh vắng, vua nghe th y tiếng kêu gào của ác quỉ. Nhà vua hỏi nhà tiên tri nguyên cớ, sau khi nghe nhà tiên tri trình bày, vua Binhsaha liền ra lệnh bắt 100 đàn ông, 100 đàn bà, 100 gia súc đến trước sân chầu để chém đầu tế ác quỉ. Hoàng hậu biết tin vội can ngăn và khuyên nhà vua nên đi hỏi Đức Phật Thích Ca. Đức Thích Ca cho biết chính kiếp trước của nhà vua là nguyên cớ của sự chẳng lành trên. Về cung, nhà vua lệnh tha t t cả người, gia súc và cho tổ chức cúng lễ. Thực ch t, đây chính là giáo lý nhà Phật. Đạo Phật đã giải thích các tín ngưỡng của cư dân bản địa theo quan điểm luân hồi và chữ  “nghiệp” của triết lý Phật giáo. Cho nên trong lễ Sêne Đolta các gia đình, các vị sư sãi còn cúng cầu siêu cho cả các cô hồn lai vãng được nên cõi Niết bàn hoặc được đầu thai kiếp khác sung sướng hơn. Ngoài nghi lễ cầu siêu, các vị sư sãi còn tổ chức đọc bài kinh về 12 điều Đức Phật Thích Ca khuyên dạy chúng sinh nên làm việc thiện, tránh phạm điều ác. ở một số nơi thuộc vùng Bảy Núi An Giang, lễ Sêne Đolta còn tổ chức hội đua bò và các trò chơi truyền thống khác.

 

Ngày nay, lễ Sêne Đolta còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về lòng hiếu thảo, thiện nghĩa với ông bà, cha mẹ, với cộng đồng xã hội và xa tránh điều ác làm tổn hại đến sự đoàn kết gắn bó giữa gia đình, dòng tộc, làng xóm và giữa các dân tộc anh em đang cùng chung sống.