Ngày 3/03, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada tuyên bố Nhật Bản sẵn sàng bắn hạ bất kỳ quả tên lửa nào của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên bay về hướng lãnh thổ nước này.
Trong tuyên bố được đưa ra trước báo giới tại thủ đô Tokyo, Bộ trưởng Hamada nêu rõ, trong trường hợp xuất hiện một vật thể bị mất khả năng kiểm soát và rơi vào lãnh thổ Nhật Bản, vật thể đó sẽ trở thành mục tiêu tấn công của các lực lượng phòng vệ Nhật Bản, kể cả đó là một vệ tinh.
Cùng ngày, hãng tin Kyodo đưa tin chính quyền
Kyodo dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói rằng nếu các động thái chuẩn bị của Triều Tiên diễn ra tích cực hơn, Nhật Bản sẽ điều 2 tàu khu trục hải quân được trang bị hệ thống rada Aegis công nghệ cao và hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3 tới vùng biển Nhật Bản, nằm giữa nước này và bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra,
Hiện
Ngoài hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3, được thiết kế để bắn hạ tên lửa trong khoảng thời gian vào giữa hành trình bay, Nhật Bản còn có hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 được bố trí tại các căn cứ quân sự xung quanh thủ đô Tokyo.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 3/3, Trung Quốc và Nga đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thận trọng trong việc tìm kiếm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa. Trước đó, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đều tuyên bố vụ thử sắp tới của Triều Tiên, dù với mục đích gì, cũng đều vi phạm nghị quyết 1718 do Liên hợp quốc đưa ra sau khi Bình Nhưỡng tiến hành thử tên lửa hồi cuối năm 2006.
Ngày 2/3, Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso một lần nữa tuyên bố nếu Bình Nhưỡng tiến hành thử tên lửa, hoặc kể cả là phóng vệ tinh nhân tạo, hành động đó vẫn vi phạm nghị quyết 1718 và Nhật Bản sẽ nhanh chóng yêu cầu triệu tập họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để xem xét thông qua một nghị quyết mới trừng phạt Bình Nhưỡng. Seoul cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã gia tăng mạnh trong vài tuần qua sau khi xuất hiện những thông tin cho rằng Bình Nhưỡng chuẩn bị thử tên lửa Taepodong-2 có tầm bắn vươn tới lãnh thổ Mỹ, nhằm gây sức ép buộc Washington phải xem xét lại chính sách đối với Triều Tiên.