Trong báo cáo mới nhất của mình, Ngân hàng thế giới (WB) đã ca ngợi những chính sách xử lý khủng hoảng của Việt nam và tin rằng nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam là thấp.
Theo đánh giá mới nhất 6 tháng đầu năm của WB đối với tình hình kinh tế của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương mang tên "Cập nhật Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương với tựa đề Nỗ lực đẩy lùi Suy thoái kinh tế toàn cầu" thì nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam là thấp.
Cụ thể, theo WB thì tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là không đáng kể do các ngân hàng của Việt
Lo ngại về những vấn đề trong nước bắt nguồn từ việc cho vay đầu tư bất động sản thiếu thận trọng vào cuối 2007 đầu 2008 đang dần lắng xuống. Hầu hết các khoản vay giải ngân trong giai đoạn bong bóng giá tài sản đều đến kỳ đáo hạn mà không cần phải tăng biên độ.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cổ phần lớn đều tăng vốn cổ đông, duy trì mức lợi nhuận và cải thiện danh mục đầu tư. Các ngân hàng nhà nước đã xiết chặt cơ chế cho vay và thu lợi nhuận lớn thông qua việc mua lại trái phiếu bán ra bởi nhà đầu tư ngoại. Thậm chí khối ngân hàng cổ phần nhỏ và yếu hơn cũng thành công trong việc tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu theo quy định.
WB cũng cho rằng, nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán cũng thấp. Thâm hụt thương mại trong 6 tháng vừa qua vào khoảng 2.2 tỷ đô la Mỹ, trong khi đó các luồng FDI, ODA và kiều hối đạt 16 tỷ đô la Mỹ trong năm 2008. Kiều hối và các khoản giải ngân vốn ODA ổn định trong suốt năm 2008. Giải ngân vốn ODA có khả năng giảm mạnh trong năm 2009 tuy nhiên chưa có bằng chứng xác đáng để khẳng định điều này.
Lượng kiều hối ổn định ở mức cao và không song hành với những người lao động di cư chuyển tiền về nước để hỗ trợ tiêu dùng hộ gia đình bởi vì chủ yếu là do người Việt
WB cho rằng, thâm hụt thương mại của Việt
Tuy nhiên Việt
Hơn nữa, nhập khẩu thậm chí đang giảm nhanh hơn xuất khẩu một phần bởi vì tỉ trọng nhập khẩu trong các sản phẩm xuất khẩu phi hàng hóa khá cao. Các công ty đầu tư nước ngoài đều là các nhà nhập khẩu ròng vì thế việc các luồng FDI chậm lại sẽ đồng nghĩa với thâm hụt thương mại giảm xuống.
Thâm hụt thương mại năm 2009 ước tính ở mức thấp hơn và các luồng vốn ngắn hạn có thể hạn chế sự biến động của tỷ giá hối đoái. Tiền Đồng tăng giá thực tế khá mạnh trong năm 2008, ở mức 25% - cao hơn tăng trưởng GDP thực gấp 4 lần. Khả năng giảm giá thực tế đồng tiền Việt Nam trong năm 2009 là thấp, tuy nhiên chính phủ đang từng bước áp dụng một cơ chế tỉ giá linh hoạt hơn.
WB đánh giá cao việc chính sách tiền tệ được đưa ra đúng lúc đã giảm thiểu tác động của các cú sốc từ biến động về giá cả trên thế giới và nhu cầu xuất khẩu, mặc dù tác động đó là do may mắn nhiều hơn là thiết kế của chính chính sách.
Tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và các luồng vốn chững lại trong suốt năm 2008 đã khiến cho các chính sách tiền tệ trở nên hiệu quả. Chính phủ chủ động trong việc sử dụng công cụ này thông qua việc cắt giảm lãi suất 700 điểm kể từ tháng 6 năm 2008 xuống còn 7% vào tháng 3 năm 2009.
Theo WB, chính sách tài khóa sẽ đóng vai trò chính trong năm 2009. Nhìn bề mặt, bối cải tình tình tài chính không thay đổi trong năm 2008. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP thực năm 2008 thấp hơn so với 2007 dẫn đến khả năng chính sách tài chính bị thắt chặt. Nền kinh tế Việt