Mỹ thừa nhận đứng đằng sau các cuộc biểu tình tại Iran

07:30, 11/08/2009

“Mỹ đã làm rất nhiều ở phía sau để hậu thuẫn cho những người biểu tình phản đối kết quả bầu cử tổng thống gây nhiều tranh cãi ở Iran”. Tuyên bố của Ngoại trưởng Hilary Clinton đưa ra hôm chủ nhật vừa qua gây bất ngờ lớn cho dư luận.

 

Đây là lần đầu tiên Mỹ công khai thừa nhận can thiệp vào nội bộ chính trường Iran. Tại sao bà Hilary lại tuyên bố như vậy đúng trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng” khi Iran đang tiến hành xét xử các nhân vật nước ngoài bị nghi là gián điệp cho Mỹ và phương Tây?

 

Tuyên bố của bà Hilary Clinton công khai thừa nhận sự can thiệp của Mỹ vào tình hình Iran có khiến dư luận nghi ngờ về chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ đối với Iran hiện nay?

 

Trong suốt thời gian qua, sau cuộc bầu cử Tổng thống ở Iran, Washington luôn thận trọng trong lời nói, chỉ tuyên bố phản đối cách đối xử của Iran đối với người biểu tình chứ không bộc lộ một sự hậu thuẫn nào đối với lực lượng biểu tình.

 

Giới chức Mỹ luôn nhắc đi nhắc lại rằng họ không can thiệp vào tình hình nội bộ của Iran. Ấy vậy mà giờ đây, đích thân Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng thừa nhận Wáhingtonn “đã làm rất nhiều ở đằng sau để tăng cường sức mạnh cho người biểu tình mà không phải nhảy vào cuộc. Và Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ phe đối lập ở Iran”.  Rõ ràng với tuyên bố này, Mỹ muốn khẳng định sự hậu thuẫn mạnh mẽ với phe đối lập ở Iran, khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ chính trường nước này, gây sức ép đối với Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad.

 

Thế nhưng ngược lại, sự thừa nhận bất ngờ của Ngoại trưởng Mỹ lại cho thấy ông Ahmadinejad không phải là không có lý khi thi hành chính sách cứng rắn với Mỹ và phương Tây bấy lâu nay. Và từ đó, có thể khiến một số người phản đối quay lại ủng hộ nhà lãnh đạo này.

 

Tuyên bố của bà Hilary Clinton chẳng khác nào một đòn giáng mạnh vào nỗ lực của các nước Châu Âu, đặc biệt là Pháp, Anh trong việc bảo vệ các công dân của họ đang bị Iran đưa ra xét xử tội làm gián điệp.

 

Một khi bà Hilary thừa nhận có sự can thiệp của Washington vào tình hình Iran, thì còn ai có thể tin rằng các nước phương Tây cùng chống Iran mạnh mẽ lại không vào hùa với Mỹ? Bản thân Mỹ cũng có 3 công dân đang bị Iran giam giữ và sẽ đưa ra xét xử nay mai. Do đó, người ta càng không thể hiểu nổi vì sao bà Hilary lại đưa ra lời thừa nhận vào lúc này- chẳng khác nào một lời “thú tội” gây hại cho các công dân Mỹ trước tiên.

 

Trên thực tế, không cần chờ Mỹ phải lên tiếng thừa nhận, ai cũng hiểu rằng có bàn tay của Mỹ và phương Tây ở phía sau kích động làn sóng biểu tình phản đối cuộc bầu cử đã đem lại một nhiệm kỳ Tổng thống nữa cho ông Ahmadinejad- người có tư tưởng chống Mỹ và phương Tây mạnh mẽ. Điều này ngày càng được phơi bày qua lời khai của các nhân vật nước ngoài đang bị Iran đưa ra xét xử và phải chăng điều đó đã dồn Washington đến chỗ buộc phải thừa nhận có can thiệp vào tình hình Iran?

 

Báo chí Iran mấy ngày nay liên tục đưa tin nhân viên tại Đại sứ quán Anh ở Iran Hossein Rassam - một người đang bị xét xử ở toà án Iran vì tội làm gián điệp- đã nhận tội và khai đã hành động theo lệnh từ bên ngoài, trong đó chỉ mặt đọc tên các cơ quan tình báo Mỹ, Anh, Israel và nhiều nước Châu Âu khác.

 

Chưa ai có thể kiểm chứng các thông tin đăng tải trên báo chí Iran này có xác thực hay không, nhưng một khi bà Hilary đã lên tiếng thừa nhận thì Mỹ giờ cũng không còn cơ hội phản bác lại những cáo buộc của Iran.

 

Vậy là đã rõ Washington chọn chính sách nào đối với Iran. Đó chắc chắn không thể là một chính sách đối thoại mềm mỏng như Tổng thống Obama từng tuyên bố khi mới lên cầm quyền mà thực chất vẫn là chính sách cứng rắn, gây sức ép một cách trực tiếp chẳng mấy khác so với dưới thời cựu Tổng thống Bush.

 

Trước đó, Ngoại trưởng Hilary Clinton đã tuyên bố Mỹ không còn ảo tưởng Iran sẽ quay trở lại bàn đàm phán. Sự lựa chọn chính sách thù địch của Mỹ dĩ nhiên sẽ dẫn tới những phản kháng cứng rắn tương tự từ phía Iran, đẩy các cuộc đối thoại về vấn đề hạt nhân của nước này vào ngõ cụt.

Cũng từ lời thừa nhận công khai của Ngoại trưởng Mỹ, dư luận buộc phải nghĩ rộng hơn cách hành xử của Mỹ ở nhiều nơi khác. Từ chỗ ngấm ngầm đến công khai thừa nhận có can thiệp vào tình hình nội bộ của các nước khác, Washington đang tạo ra một tiền lệ tồi tệ trong quan hệ quốc tế, khi nước Mỹ tự cho mình quyền hành xử riêng bất chấp mọi luật l