Chính thức thông qua hiệp ước cải cách EU

07:34, 04/11/2009

Tổng thống Cộng hòa Séc, Vaclav Klaus, vừa ký vào Hiệp ước Lisbon của EU, bước cuối cùng dẫn tới việc thông qua hiến chương châu Âu.

 

Hiến chương này sẽ làm cho việc đưa ra quyết định ở EU được thuận lợi hơn.

 

Hiệp ước có thể sẽ bắt đầu có hiệu lực vào đầu tháng 12.

 

Những người ủng hộ hiệp ước Lisbon cho rằng việc thông qua này sẽ cho phép EU vận hành một cách hiệu quả hơn và tạo cho khối một ảnh hưởng lớn hơn trong các vấn đề quốc tế.

 

Những người chỉ trích lại nói rằng, các nước sẽ phải nhượng lại quá nhiều quyền lực nhà nước cho Brussels.

 

Phát biểu tại Washington trước thềm hội nghị cấp cao EU-Mỹ, chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso tỏ ra hào hứng trước việc loại bỏ "rào cản cuối cùng" tới việc thông qua hiệp ước.

 

Ông nói: "Tôi nghĩ rằng vị thế quốc tế mới của Liên minh châu Âu sẽ được cảm nhận ngay lập tức".

 

Ở Anh, William Hague, người phụ trách đối ngoại của đảng Bảo Thủ đối lập cho rằng, sẽ không có thể tổ chức trưng cầu về hiệp ước nếu đảng của ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm tới.

 

Cộng hòa Séc là nước cuối cùng trong tổng số 27 thành viên của EU thông qua hiệp ước.

 

Ông Klaus đã ký vào bản hiệp ước sau khi tòa án hiến pháp Séc từ chối những khiếu nại đối với hiệp ước, và đưa ra kết luận rằng nó hoàn toàn phù hợp với hiến pháp Séc.

 

Ông Klaus vừa tuyên bố sẽ không cản trở hiệp ước nữa, sau khi nhận được lời cam kết sẽ có được quyền rút khỏi Hiến chương EU về những quyền cơ bản.

 

Ông nói rằng, quyền này là cần thiết để tránh những tuyên bố về tài sản từ nhóm sắc tộc người Đức bị trục xuất khỏi Czechoslovakia sau chiến tranh thế giới thứ hai.

 

Hiệp tước Lisbon thay thế bản hiến pháp dự thảo trước đó đã bị bác bỏ trong cuộc trưng cầu dân ý ở Pháp và Hà Lan năm 2005.

 

Hiệp ước ban đầu bị từ chối trong cuộc trưng cầu dân ý ở Ireland trước khi được thông qua trong lần thứ hai hồi tháng trước.

 

Hiệp ước sẽ hình thành hai vị trí mới: chủ tịch Ủy ban châu Âu mới, người sẽ có nhiệm kỳ 2 năm rưỡi, và một người đứng đầu chính sách đối ngoại mới với vai trò kết hợp giữa đại diện những vấn đề đối ngoại hiện tại và ủy viên ủy ban các vấn đề đối ngoại.

 

Bên cạnh đó, hiệp ước cũng sẽ thay đổi cơ chế bỏ phiếu, với việc quyền phủ quyết quốc gia trở thành một ngoại lệ hơn là quy định trong hầu hết các lĩnh vực chính sách.

 

Đây là lần đầu tiên, nó cũng cho phép bất kể nước thành viên nào quyết định rời khỏi EU.