Hy lạp công bố kế hoạch cắt giảm chi tiêu

08:02, 16/12/2009

Thủ tướng của Hy Lạp đã công bố một kế hoạch cắt giảm chi tiêu hôm thứ Hai, nhằm kiểm soát sự phình ra của thâm hụt ngân sách của chính phủ và cảnh báo rằng quốc gia đang trong nguy cơ chết chìm trong nợ nần.

 

Kêu gọi sự đoàn kết trong một bài phát biểu với doanh nghiệp và lãnh đạo công đoàn ở Athens George Papandreou  cam kết rằng chính phủ mới của đảng Xã hội của ông, được bầu vào tháng 10 vừa qua, sẽ thực hiện các biện pháp để giải quyết trong vài tháng tới sau khi đã để chậm trễ nhiều thập niên.

 

Các biện pháp bao gồm cắt giảm chi tiêu quốc phòng năm 2011 và 2012; Các khoản tiền thưởng trên toàn khu vực công; giảm an sinh xã hội và 10 % kinh phí hoạt động của chính phủ mỗi năm, tiền lương cho giám đốc các ngành dịch vụ công cộng. Ông tuyên bố sẽ làm giảm thâm hụt công cộng của Hy Lạp từ 12% hiện nay xuống dưới 3% vào năm 2013.

 

Ông cũng kêu gọi các khoản thuế lên đến 90 % trên tiền thưởng lớn cho các ngân hàng tư nhân; đóng cửa một phần ba của cơ quan du lịch của Hy Lạp ở nước ngoài, và loại trừ các chi phí sinh hoạt gia tăng cho công nhân khu vực công với mức lương của hơn euro 2,000 ( 3.000 USD ).

 

Các biện pháp khác bao gồm việc thực hiện thuế thu hồi vốn và tiếp tục đánh thuế thừa kế và thuế tài sản bị bãi bỏ bởi chính phủ trước đó.Nhiều biện pháp sẽ đau đớn, Thủ tướng thừa nhận, nhưng ông đã hứa rằng các khu vực yếu thế của xã hội sẽ được bảo vệ.

 

Papandreou cam kết rằng nợ của Hy Lạp,đã tăng đến chóng mặt là 300 tỷ Euro (442 tỷ USD), sẽ bắt đầu được giảm từ năm 2012 .Ông hứa sẽ mang giảm mức thâm hụt chi tiêu , hiện dự kiến ở 12,7 % sản lượng kinh tế cho năm 2009, còn 3 % vào cuối năm 2013, khi đảng Xã hội của ông hoàn thành bốn năm đầu tiên của nhiệm kỳ.

 

Hy Lạp đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ xấu nhất của mình trong nhiều thập kỷ giữa lúc đang diễn ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Nước này phải đối mặt với áp lực chính trị từ Liên minh châu Âu đòi hỏi phải thắt chặt chi tiêu tài chính của mình và phải tuân thủ giới hạn thâm hụt dự định để hỗ trợ đồng tiền chung Euro.

 

Tuy nhiên, Hy Lạp không phải là nước duy nhất ở khu vực đồng Euro phải đối mặt với vấn đề nợ. Ai-len, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng đang phải chịu giám sát thêm ở các thị trường trái phiếu.

 

Liên minh châu Âu đã cảnh báo rằng Hy Lạp phải đối phó với vấn đề của bản thân và không thể trông chờ một giải cứu từ bên ngoài.