Đại hội đồng Nghị viện Mỹ Latin (gọi tắt là Parlatino) ngày 4/12 quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Quốc hội Honduras vì đã ủng hộ việc lật đổ Tổng thống hợp hiến Manuel Zelaya hồi cuối tháng 6 vừa qua
Quyết định này được thông qua tại phiên họp lần thứ 25 của Parlatino ở thủ đô Panama với 103 phiếu thuận và 7 phiếu chống. Chủ tịch luân phiên Parlatino, nghị sĩ Venezuela, ông Amilcar Figueroa nêu rõ, việc Quốc hội Honduras không phục chức cho Tổng thống Zelaya là "hết sức tồi tệ" đối với nền dân chủ. Ông khẳng định đình chỉ tư cách thành viên của Quốc hội Honduras đồng nghĩa với việc Palartino không công nhận cuộc bầu cử Tổng thống ngày 29/11 vừa qua ở nước Trung Mỹ này. Chủ tịch Parlatino chỉ rõ con đường duy nhất để
Trong một diễn biến liên quan, sáng ngày 4/12, Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) đã tiến hành cuộc thảo luận khó khăn về khủng hoảng chính trị ở Honduras trong bối cảnh chia rẽ nội bộ về việc công nhận cuộc bầu cử tổng thống và sự bất ổn sau khi Quốc hội Honduras từ chối phục chức cho Tổng thống Zelaya.
Tổng Thư ký OAS, ông Jose Miguel Insulza đã trình bày báo cáo về cuôc bầu cử Tổng thống ở
Mỹ, Columbia, Costa Rica, Panama và Peru coi cuộc bầu cử này là cần thiết mặc dù vẫn chưa đủ để khôi phục trật tự dân chủ. Ngược lại, Argentina, Bolivia, Brazil, Cuba, Ecuador, Goatemala, Nicaragua, Paragoay, Urugoay và Venezuela đánh giá cuộc bầu cử trên là bất hợp pháp. Như vậy, tại phiên họp bất thường này của OAS có hai phái, một do Mỹ đứng đầu và phái kia gồm
Liên quan tới cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua ở Honduras, Tòa án Bầu cử tối cao (TSE) ở nước này đã điều chỉnh số liệu về tỷ lệ cử tri tham gia, theo đó thay vì tỷ lệ 62% cử tri đi bỏ phiếu, như đã công bố, nay được điều chỉnh, chỉ còn 49% trong tổng số 4,6 triệu cử tri. TSE đưa ra số liệu trên sau khi kiểm được 2/3 số phiếu. Tòa án này có 30 ngày để công bố kết quả cuối cùng các cuộc tổng tuyển cử. Trước đó, ứng cử viên Porfirio Lobo theo đường lối bảo thủ đã tuyên bố thắng cử với 55% tổng số phiếu bầu./.