Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với Ấn Độ - nền kinh tế đang nổi trên thế giới có nhu cầu ngày càng lớn về năng lượng cho phát triển.
Ngày 25/8, Hạ viện Ấn Độ biểu quyết thông qua Dự luật hạt nhân có sửa đổi, cho phép các tập đoàn hạt nhân nước ngoài được xây dựng lò phản ứng điện hạt nhân tại nước này.
Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với Ấn Độ - nền kinh tế đang nổi trên thế giới có nhu cầu ngày càng lớn về năng lượng cho phát triển. Tuy nhiên, dư luận không khỏi lo ngại về việc hợp thức hoá đầu tư hạt nhân vào Ấn Độ - một quốc gia vẫn còn nằm ngoài khuôn khổ kiểm soát của Hiệp ước không phổ biến hạt nhân NPT.
Dự luật mang tên “Luật Trách nhiệm bồi thường dân sự về thiệt hại hạt nhân” đã được các bộ trưởng Ấn Độ thông qua sau khi đạt thỏa thuận với phe đối lập nhằm đảm bảo nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các đảng phái chính trị để trở thành luật.
So với dự thảo trước, văn bản mới đã tăng gấp ba lần mức bồi thường cho các nạn nhân trong trường hợp xảy ra tai nạn, lên tới 15 tỷ rupee (tương đương 322 triệu USD), và số tiền này sẽ được trả ngay lập tức.
Việc thông qua dự luật hạt nhân dân sự được Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh khẳng định là sự lựa chọn đúng đắn mà New Delhi không thể bỏ qua vì theo ông thỏa thuận này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nền kinh tế đang bùng nổ này cũng như quy mô dân số không ngừng mở rộng hiện nay.
Hiện nay, tại quốc gia Nam Á này có khoảng 40% hộ gia đình vẫn chưa được dùng điện sinh hoạt. Chính vì vậy, việc thông qua luật mới, theo lý giải của Ấn Độ sẽ góp phần cải thiện điều kiện sống cơ bản của người dân tại quốc gia này.
Luật mới được thông qua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực phát triển hạt nhân dân sự tại Ấn Độ, trong đó có cả việc xây dựng các cơ sở hạt nhân mới. “Được lợi” lớn nhất từ luật mới này có lẽ không phải là người dân Ấn Độ mà trước hết là các nhà đầu tư Mỹ- do Ấn Độ đã ký thoả thuận hạt nhân dân sự với Mỹ từ 2 năm qua mà chưa triển khai được.
Có thể thấy được những lợi ích kinh tế to lớn của Mỹ khi tham gia vào thị trường đang được giới chuyên gia đánh giá là một thị trường năng lượng đầy tiềm năng ước tính trị giá lên tới 150 tỷ USD. Mỹ rõ ràng là đã nhanh chân hơn hết thảy các cường quốc hạt nhân khác khi bắt tay với
Tuy nhiên, câu chuyện về phát triển hạt nhân tại Ấn Độ cho dù là dân sự luôn gây lo ngại cho dư luận, bởi mối hằn thù giữa Ấn Độ với người hàng xóm Pakistan vẫn chưa nguôi ngoai, và hai nước được coi là “cường quốc hạt nhân chưa công khai” tại Nam Á này chưa và không có ý định sớm ký Hiệp ước không phổ biến hạt nhân.
Tại sao chịu rất nhiều sức ép như vậy hơn 40 năm qua kể từ năm 1970, khi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân được thiết lập mà Ấn Độ cũng như Pakistan vẫn nằm ngoài khuôn khổ kiểm soát của văn bản được xem là có tính pháp lý lớn nhất trong lĩnh vực hạt nhân toàn cầu.
Mấu chốt của vấn đề này lại tiếp tục là sự hậu thuẫn của Mỹ- một trong hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới. Việc Mỹ “vượt rào” khuôn khổ pháp lý quốc tế để ký thoả thụân hạt nhân dù chỉ là dân sự với Ấn Độ- một quốc gia không phải thành viên Hiệp ước NPT vô hình chung đã làm suy giảm hiệu lực của văn bản này cũng như sức mạnh của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế.
Thế giới dường như vẫn bất lực trước thái độ “hai mặt” của nước Mỹ trong vấn đề hạt nhân: một mặt ngang nhiên bán công nghệ hạt nhân cho một quốc gia không phải thành viên Hiệp ước NPT, mặt khác không ngừng gây sức ép đối với một quốc gia thành viên là Iran phải từ bỏ chương trình hạt nhân dân sự.
Dư luận không khỏi giật mình khi nước Mỹ “dấn thêm” một bước nữa khi dần công khai thừa nhận sức mạnh hạt nhân của Ấn Độ. Trong buổi tiếp Thủ tướng Ấn Độ mới đây, đích thân Tổng thống Mỹ Obama đã phát biểu rằng: “Là những cường quốc hạt nhân, chúng ta có thể là những đối tác chính thức trong việc ngăn chặn phổ biến vũ khí huỷ diệt trên thế giới, đảm bảo các thiết bị hạt nhân không rơi vào tay khủng bố và theo đuổi quan điểm chung về một thế giới phi vũ khí hạt nhân”.
Tham vọng của nước Mỹ phải chăng là đẩy quan hệ Mỹ- Ấn về hạt nhân đi xa hơn nữa, làm đối trọng với hợp tác
Ai cũng biết năng lượng điện hạt nhân cần thiết đến thế nào đối với nền kinh tế đang nổi Ấn Độ, nhưng không dễ hiểu nổi thái độ của