Đối thoại chân thành giữa các tôn giáo, các nền văn hóa, các quốc gia... chính là một trong những giải pháp cơ bản đầu tiên có thể mang đến hy vọng giúp thế giới giải quyết được nạn khủng bố.
Nỗi ám ảnh về những thương vong do khủng bố bạo lực gây ra vẫn còn và càng mạnh mẽ bất chấp cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ phát động kể từ cái ngày 11/9 định mệnh cách đây 9 năm.
Hình ảnh những chiếc máy bay lao thẳng vào hai toà tháp ở giữa lòng nước Mỹ vẫn để lại những ấn tượng thật kinh hoàng cho cả nước Mỹ và làm rung động cả thế giới.
Nhưng, cũng bắt đầu từ hành động ấy, trong suốt 9 năm qua, người ta vẫn còn phải chứng kiến nhiều hơn những tổn thất, mất mát, những hệ luỵ khi những cuộc chiến chống khủng bố được phát động. Người ta vẫn đang phải chứng kiến những hành động tấn công khủng bố cứ như con bạch tuộc có nhiều vòi đang ngày càng lan rộng khắp thế giới.
Để chống khủng bố, nước Mỹ đã phát động và đứng đầu một cuộc chiến, với những nỗ lực cao nhất nhắm tới mục tiêu tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố. Cuộc chiến này được mở rộng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là ở hai vùng nóng nhất, đồng thời cũng giữ vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng bậc nhất thế giới, đó là khu vực Trung Đông và Trung Á.
Trước hết là lực lượng khủng bố Al Qaida cùng với Taliban, rồi giới lãnh đạo
Thế nhưng, kết quả thu được chẳng mấy khả quan. Trái lại, trong 9 năm qua, thế giới lại chứng kiến sự lây lan, phát tán đến mức đáng sợ của chủ nghĩa khủng bố.
Các lực lượng khủng bố vẫn cứ như con quái vật nhiều đầu, “chặt đầu này lại mọc đầu khác”. Sự tàn ác mà nó gây ra ngày một nhiều hơn, rộng hơn ở nhiều nơi trên thế giới.
Những vụ đánh bom liều chết gây nhiều thương vong kiểu Mumbai ở Ấn Độ; Dubrovka, Beslan, các ga tàu điện ngầm, các khu chợ thuộc các nước cộng hoà ở LB Nga. Những vụ đánh bom liều chết xảy ra như cơm bữa ở
Khắp mọi nơi, máu và nước mắt của dân thường vô tội vẫn đổ xuống. Nỗi kinh hoàng và sự phi nhân tính chính là bộ mặt tiêu biểu của chú nghĩa khủng bố.
Có thể khẳng định, đến thời điểm này, cuộc chiến chống khủng bố đã không đạt được mục đích như mong đợi. Nói cách khác, nếu dùng bạo lực đáp trả bạo lực (như từng diễn ra suốt 9 năm qua), lấy hận thù để đấu với hận thù (như cách Mục sư Terry Johns dự định đốt kinh Koran) thì chỉ làm cho bạo lực và hận thù thêm chồng chất.
Cũng khó mà giải quyết chủ nghĩa khủng bố nếu các nước lớn không hiểu hoặc không chịu hiểu nguồn gốc sâu xa của nó. Mỗi quốc gia lại có cách hiểu khác nhau về chủ nghĩa khủng bố (với động cơ chính trị rõ ràng) cũng đang gây khó khăn cho việc hợp tác và thống nhất hành động nhằm đối phó có hiệu quả với khủng bố.
Đối thoại chân thành giữa các tôn giáo, các nền văn hóa, các quốc gia... chính là một trong những giải pháp cơ bản đầu tiên có thể mang đến hy vọng giúp thế giới giải quyết được nạn khủng bố.
Đây chính là công việc không hề dễ dàng nhưng cực kỳ cần thiết nếu chúng ta thực sự mơ ước đạt được hòa bình vĩnh viễn và lâu dài ở khắp mọi nơi trên hành tinh này./.