Hôm nay (11/9), nước Mỹ kỷ niệm 9 năm ngày xảy ra vụ khủng bố đau thương nhất trong lịch sử thế giới. 9 năm đã qua đi, nhưng vết thương trong lòng người dân nước Mỹ vẫn chưa thể xóa nhòa.
Ký ức đau thương
Nhiều người dân Mỹ đã đến “khu vực số 0” (Ground Zero), nơi xảy ra cuộc tấn công khủng bố để tưởng nhớ người thân của mình đã thiệt mạng cách đây 9 năm. Đối với họ những hình ảnh đau thương vẫn như hiện hữu trước mắt.
Một người dân nghẹn ngào: “Tôi là người chứng kiến sự kiện này rõ ràng hơn bất cứ ai. Tôi đã sống sót sau vụ khủng bố hôm đó. Lúc đó, tôi đang đi cùng chị gái, nhưng anh tôi lại không may mắn như vậy. Sau đó tôi đã quay lại khu vực số 0 ở đây suốt hơn 7 tháng với mong muốn tìm thấy xác anh mình”.
Một cư dân
Tổng thống Obama vừa đưa ra một quyết định bất ngờ: Xây dựng một trung tâm cộng đồng và một đền Hồi giáo gần Khu vực số 0, nơi xảy ra cuộc tấn công khủng bố. Quyết định này đã thổi bùng ngọn lửa tranh cãi trong nội bộ chính trường Mỹ và trong dư luận.
Những người phản đối cho rằng, việc xây dựng một trung tâm cộng đồng và một ngôi đền Hồi giáo tại nơi mà 3.000 người Mỹ đã thiệt mạng chẳng khác nào xát muối vào những vết thương của họ.
Theo thăm dò, có đến 2/3 người Mỹ phản đối việc xây dựng đền thờ Hồi giáo tại khu vực này. Quyết định của ông Obama được cho là bước đi táo bạo vì điều này chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nước Mỹ. Tuy nhiên, quyết định này đã không nhận được sự ủng hộ của người dân, những cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra yêu cầu chính quyền của ông Obama rút lại kế hoạch.
Ngoài ra, một điều khác khiến dư luận Mỹ bất bình là việc bồi thường cho các nạn nhân có người thân thiệt mạng trong vụ khủng bố 11/9 đang tiến hành một cách chậm chạp vì ngay từ ban đầu, khi kế hoạch bồi thường được công bố đã không nhận được sự đồng tình của đông đảo người dân.
Ngày 12/3/2010, 6 năm sau khi các nạn nhân yêu cầu bồi thường, chính quyền thành phố New York mới chấp nhận chi trả số tiền bồi thường 657 triệu USD cho các nhân viên tham gia cứu hộ nạn nhân trong vụ khủng bố tại Tòa tháp đôi.
Số tiền bồi thường được chia cho các nhân viên cảnh sát, cứu hỏa, dịch vụ công cộng và những công nhân từng tham gia vào công tác dọn dẹp hiện trường vụ nổ. Họ bị ảnh hưởng sức khỏe do hít phải khí bụi từ tòa tháp đôi.
Theo thống kê công bố cuối năm ngoái của Mỹ, từ đó đến nay đã có 817 người chết, trong đó 1/3 chết do các chứng bệnh ung thư vì hít phải khí bụi của Tòa tháp đôi bị sập.
Cũng theo thống kê, hơn 30 người tự tử khi bế tắc về tình trạng sức khỏe và tài chính. Hơn 10.000 người cứu hộ khác đang gặp trục trặc về sức khỏe. Cứ 8 người từng tham gia cứu hộ tại Tòa tháp đôi thì có 1 người bị chấn thương tâm lý.
Những nạn nhân sống sót phản đối vụ bồi thường này vì cho rằng, 6 năm đeo đuổi một vụ kiện và kết quả có được ngày hôm nay là quá muộn màng cho các nạn nhân, nhất là những người đã chết vì không thể chờ được khoản tiền bồi thường đến tận tay mình.
Sau ngày 11/9, cộng đồng người Hồi giáo tại Mỹ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hơn trước vì những cái nhìn thiếu thiện cảm trong xã hội. Bởi lẽ, những kẻ tham gia tấn công khủng bố chính là những phần tử Hồi giáo cực đoan. Vấn đề này dưới thời chính quyền Tổng thống Bush đã khá căng thẳng, nay dưới thời chính quyền của ông Obama, vị Tổng thống chủ trương xây dựng mối quan hệ hòa giải với thế giới Hồi giáo, lại trở nên căng thẳng.
Ông Obama hiện đang đứng trước tình thế khó khăn khi tỷ lệ ủng hộ ông đang ngày càng sụt giảm trong thời điểm bầu cử Quốc hội giữa kỳ đang đến gần. Có thể nhận thấy, việc tìm một tiếng nói chung giữa nước Mỹ và thế giới Hồi giáo, sự liên kết giữa người dân Mỹ và cộng đồng người Hồi giáo tại Mỹ là điều không dễ dàng.
Sa vào vòng luẩn quẩn
Sau cú sốc vào ngày 11/9, nhiều người Mỹ cho rằng vụ tấn công khủng bố “đã vĩnh viễn làm thay đổi thế giới”, đẩy nước Mỹ vào nguy cơ bị tấn công khủng bố mà trước đây nước này chưa từng gặp. Tổng thống Bus đã nhân cơ hội này mở các mặt trận chống khủng bố tại Trung Đông và Nam Á. Tuy nhiên, Mỹ và lực lượng liên quân được đánh giá đã thất bại trong việc tiêu diệt lực lượng khủng bố.
Mỹ và liên quân bị cuốn trong vòng luẩn quẩn: Chính quyền
Mỹ đang bị sa lầy vào cuộc chiến tại
Các đồng minh của Mỹ như Đức, Anh, Hàn Quốc… đều tính đến kế hoạch rút quân. Trong khi cuộc chiến tại
Trong khi đó, cuộc chiến của Mỹ tại
Trong 7 năm chiếm
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, người Mỹ đều mệt mỏi sau gần một thập niên chiến tranh tại
Và điều không mong đợi, từ vị trí nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các quốc gia đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố, nước Mỹ đang ngày càng nhận được nhiều sự chỉ trích, quay lưng hơn là sự hậu thuẫn.
Tới tận ngày hôm nay, theo kết quả điều tra vừa được CNN công bố trước thềm kỷ niệm vụ 11/9, vẫn có gần 2/3 người dân Mỹ lo sợ sẽ trở thành nạn nhân của khủng bố và họ luôn trong tư thế sẵn sàng đối phó với nguy cơ lặp lại thảm họa đó.
Trong khi Chính phủ Mỹ vẫn ráo riết truy lùng trùm khủng bố Bin Laden thì 67% dân Mỹ vẫn tin rằng trùm khủng bố khó có thể sa lưới. Báo động khủng bố cũng ở mức cao tại nhiều điểm nóng khác ở cả ở Trung Đông, Nam Á, châu Phi và một số nước châu Âu.
Không biết đến khi nào thì nước Mỹ có thể tuyên bố chiến thắng chủ nghĩa khủng bố? Nhưng có một điều nước Mỹ giờ đã nhận ra là sức mạnh của nước họ đang yếu đi hoặc là đối thủ của họ đã mạnh lên.
Có lẽ giờ đây, nước Mỹ đang nhận ra chân lý mà vị Tổng thống thứ 4 của họ là James Madison đã từng nói: “Không một quốc gia nào có thể bảo đảm hòa bình cho chính mình trong khi lại muốn tiến hành chiến tranh ở nơi khác"./.