Mảnh vỡ máy bay Air France trôi dạt; tên lửa của Triều Tiên vút lên không giữa một "cơn bão" những lời phỏng đoán; nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo của những người da đen ngày Obama nhậm chức là những điểm nhấn trong năm qua.
Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật trên thế giới năm 2009.
Obama nhậm chức, thay đổi chính sách
"Nước Mỹ cần đóng vai trò trong việc mở ra kỷ nguyên hòa bình". Phát biểu nhậm chức của Barack Obama thể hiện rõ chính sách của chính phủ mới của Mỹ với một thái độ ôn hòa và bớt ngạo nghễ hơn với thế giới. Obama tuyên bố cần thuyết phục
Obama tuyên bố từ bỏ kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu Âu, nguyên nhân gây căng thẳng Nga - Mỹ nhiều năm qua; và thể hiện mối quan tâm rõ ràng với châu Á.
Giới quan sát cho rằng chương trình đối ngoại của Obama là "tham vọng nhất kể từ thập niên 60", và cho dù thành tựu chưa rõ rệt thì những quan điểm ôn hòa mà ông đưa ra cũng giúp làm dịu lại bầu không khí chính trị thế giới. Có lẽ cũng vì thế mà ông được chọn trao giải Nobel hòa bình - cho dù sự tôn vinh này cũng dấy lên sự tranh cãi giữa thực tế ở chiến trường
Biển Đông "dậy sóng"
Biển Đông bất ngờ trở thành tâm điểm báo chí thế giới vào đầu tháng 3, khi tàu hải quân của Mỹ bị chặn bởi 5 tàu của Trung Quốc. Mỹ lập tức điều tàu chiến đến để "bảo vệ các tàu khảo sát". Đáp lại, Trung Quốc đưa tàu tuần tra ngư nghiệp lớn nhất hải đội xuống khu vực. Giới quan sát hồi hộp chờ đợi diễn biến sự cố này có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ giữa hai thế lực lớn nhất nhì thế giới. Sau đó hai tháng, tàu của Mỹ còn bị va chạm một lần nữa.
Ngoài sự cố giữa hai cường quốc, biển Đông năm qua cồn lên bởi những tuyên bố chủ quyền của các nước trong khu vực. Việt
Biển Đông, với vị trí chiến lược bao quát tuyến giao thông nhộn nhịp hàng đầu thế giới, huyết mạch vận chuyển năng lượng và hàng hóa, thu hút sự quan tâm của Mỹ trong bối cảnh Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của châu Á. "Mỹ cần là một lực lượng cân bằng thế lực ở khu vực", thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch ủy ban Đông Á, châu Á TBD của thượng viện Mỹ, khẳng định.
Triều Tiên rút khỏi đàm phán 6 bên
Ngày 5/4, Triều Tiên phóng vệ tinh liên lạc, chấm dứt nhiều ngày hồi hộp đồn đoán của quốc tế. Mỹ và đồng minh khẳng định vụ này là bắn tên lửa tầm xa và vi phạm lệnh cấm của LHQ. Hội đồng bảo an thắt chặt cấm vận. Bình Nhưỡng trả đũa bằng cách rút khỏi đàm phán 6 bên về giải trừ hạt nhân.
Trong lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn ngùn ngụt, Bình Nhưỡng tiếp tục khiến cả thế giới bất ngờ hôm 25/5 khi tuyên bố thử hạt nhân thành công trong lòng đất với sức công phá mạnh hơn nhiều vụ thử năm 2006. Cộng đồng quốc tế, thậm chí cả Trung Quốc, đều phản đối mạnh mẽ.
Các hành động liên tiếp của Triều Tiên được giới phân tích cho là nắn gân chính quyền mới ở Mỹ. Cho đến cuối năm, dù tình hình đã bớt căng thẳng với việc cử đặc phái viên qua lại Mỹ - Triều và nối lại đàm phán quân sự liên Triều, Bình Nhưỡng vẫn đưa ra những tuyên bố nảy lửa, như "biến vùng lãnh hải tranh chấp ở Hoàng Hải thành vùng chiến sự".
Chính trường Nhật sang trang
Đảng Dân chủ Nhật Bản (DJP) giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hồi tháng 8, chấm dứt hơn 50 năm cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do và đưa tân thủ tướng Yukio Hatoyama lên lãnh đạo.
Chính phủ mới chủ trương thân thiết với láng giềng châu Á, thắt chặt mối quan hệ vốn đầy chông gai với Trung Quốc và Hàn Quốc. Hatoyama - trái với những người tiền nhiệm - muốn độc lập và "một liên minh cân bằng hơn" với Mỹ. Tuyên bố này kéo theo một loạt phân tích và dự đoán không chắc chắn về mối quan hệ giữa hai quốc gia, và xa hơn nữa là về vai trò của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương.
Chuyện bất đồng quanh căn cứ quân sự của Mỹ ở
Trung Quốc đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ
Đại lễ quốc khánh 60 năm vào ngày 1/10/2009 là dịp Trung Quốc phô diễn cho thế giới thấy tiềm lực của nền kinh tế thứ ba thế giới. Sự vươn lên của Trung Quốc chính là câu chuyện được quan tâm nhiều nhất trong thập kỷ này, theo nghiên cứu của tổ chức báo chí truyền thông Mỹ.
Chính cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là cơ hội để Trung Quốc khẳng định vị thế. Trong khi phương Tây khó khăn, Bắc Kinh đã đổ nhiều chục tỷ đôla cung cấp tín dụng hoặc đầu tư cho các tổ chức quốc tế và những nước nghèo hơn nhằm thắt chặt quan hệ và gây ảnh hưởng.
"Khi ngày càng nhiều nước hỏi đến tiền của Trung Quốc, thì tầm ảnh hưởng của chúng ta ngày càng mở rộng", Yan Xuetong, chuyên gia quan hệ quốc tế Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh khẳng định. Thậm chí nhiều người đã nghĩ đến một kịch bản sóng đôi quyền lực trên thế giới của G2 - gồm Mỹ và Trung Quốc.
Thiên tai hoành hành châu Á - Thái Bình Dương
Núi lở lộ ra những miệng vực thăm thẳm ở
Những cơn bão nhiệt đới ở châu Á trong năm qua, với mức độ tàn khốc hiếm thấy, gieo rắc sự tàn phá và chết chóc khắp đường đi của chúng. Thiên tai ngày càng nhiều không chỉ tại khu vực này là lời cảnh tỉnh đối với các chính phủ trên thế giới về việc cần nỗ lực để đạt được thỏa thuận mới cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nóng lên cho trái đất.
Thảm kịch bí ẩn giữa đêm trên Đại Tây Dương
Ngày 1/6 trở thành ngày đen tối trong lịch sử hàng không Pháp khi chiếc Airbus 447 của hãng Air France mất tích trên Đại Tây Dương. Vài ngày sau, thi thể hành khách và mảnh vỡ máy bay được vớt lên bờ. Toàn bộ 228 người trên chuyến bay từ Rio de Janero tới
Điều đau xót là đến giờ người ta vẫn chưa hiểu nguyên nhân nào khiến máy bay rơi, vì không thể tìm thấy hộp đen dưới đáy đại dương. Nhiều giả thiết về tình huống máy bay rơi được đưa ra, như nó bị nổ tung rồi mới rơi xuống biển; vỡ tan khi chạm mặt nước; hoặc bị khủng bố. Vụ tai nạn làm dấy lên một loạt câu hỏi về vấn đề kỹ thuật hàng không khiến Air
Bạo loạn kéo dài sau bầu cử
Tỷ lệ ủng hộ 62% dành cho tổng thống đương nhiệm của Iran Mahmoud Ahmadinejad đã giúp ông tại vị thêm một nhiệm kỳ. Tuy nhiên, hàng trăm nghìn người ủng hộ ứng viên đối lập thân phương Tây đã đổ xuống đường phố
Các cuộc tuần hành biến thành bạo động và đổ máu, trở thành đề tài trên trang nhất báo chí thế giới suốt một thời gian dài. Nhiều nước phương Tây hồi hộp chờ xem có sự thay đổi chính thể ở
Cú sốc H1N1
Người dân
Cúm A/H1N1 hay còn gọi là cúm lợn bùng phát tại thủ đô của
Ngày 5/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo khả năng cúm biến thành đại dịch là rất lớn và các nước phải sẵn sàng đối mặt với tình huống xấu nhất. Theo báo cáo của tổ chức này thì tính đến giữa tháng 12 có hơn 10.000 người chết vì cúm H1N1 trên toàn thế giới. Với tốc độ lây lan nhanh và hậu quả lớn về y tế và kinh tế, cúm lợn quả là một cú sốc với thế giới trong năm nay.
Hội nghị khí hậu lớn nhất trong lịch sử nhân loại
Với sự tham gia của 192 nước trên thế giới, hội nghị thượng đỉnh tại Copenhagen là cuộc họp lớn nhất và quan trọng nhất về khí hậu trong lịch sử loài người. Suốt hai năm qua, nhiều cuộc đàm phán đã diễn ra để chuẩn bị cho cuộc họp này, với mục tiêu ký được hiệp định quốc tế về cắt giảm khí thải để nhiệt độ trái đất không tăng quá 2 độ C.
Nếu nhiệt độ trái đất tăng 4 độ C chẳng hạn, thì 40 quốc đảo sẽ biến mất, hàng trăm triệu người sẽ chết hoặc bị ảnh hưởng. Việt
Thế nhưng kết quả của hội nghị chỉ hết sức khiêm tốn - một thỏa thuận không cụ thể và không ràng buộc giữa Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ,