Tuần qua, trên thế giới đã diễn ra nhiều hội nghị có tầm ảnh hưởng lớn về các vấn đề kinh tế trên phạm vi toàn cầu cũng như việc tìm giải pháp cho tình hình Libya.
Tại Trung Quốc, trong tuần đã diễn ra hội nghị quan trọng có ảnh hưởng lớn trên thế giới là Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS (gồm 5 nước:
Hội nghị nhóm các nước BRICS họp ngày 14/4 đã ra tuyên bố về một số vấn đề quan trọng. Trong tuyên bố chung, các nước BRICS ủng hộ quan điểm giải quyết bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình và đối thoại. Các nước nói trên cũng chia sẻ nguyên tắc tránh sử dụng vũ lực và ủng hộ lập trường tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia.
Các nước BRICS cũng cam kết ủng hộ cải tổ hệ thống tiền tệ quốc tế nhằm thiết lập một hệ thống dự trữ tiền tệ quốc tế qui mô lớn, ổn định và đáng tin cậy; hối thúc tăng cường giám sát tài chính quốc tế và phối hợp chính sách để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các thị trường tài chính toàn cầu; kêu gọi các nền kinh tế đang nổi chú ý những rủi ro của các luồng vốn đầu tư ồ ạt qua biên giới; nhấn mạnh tình trạng giá cả hàng hóa bất ổn, đặc biệt giá lương thực và năng lượng, tạo ra thách thức to lớn đối với quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Ngày 15/4, Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2011 với chủ đề “Phát triển toàn diện: Chương trình nghị sự chung và Những thách thức mới” tập trung thảo luận về một loạt chủ đề như triển vọng phát triển kinh tế, việc giám sát tài chính tại châu Âu và Mỹ, luồng vốn và sự phát triển của một số ngành công nghiệp…
Diễn đàn Bác Ngao lần này thu hút hơn 1.400 nhà lãnh đạo quốc gia, doanh nghiệp và giới học giả từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự, trong đó có Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Tổng thống Brazin Dilma Rousseff, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Hwang-sik, Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Zapatero và Thủ tướng Ucraina Mikola Azarovand...
Cũng về lĩnh vực kinh tế, trong 2 ngày cuối tuần, Hội nghị mùa Xuân chung giữa Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), diễn ra tại Washington.
Phát biểu trước kỳ họp, Chủ tịch WB Robert Zoellick cho rằng nền kinh tế thế giới dù đang phục hồi nhưng vẫn bị đe dọa thường trực bởi các nguy cơ kinh tế xuất phát từ lạm phát, nợ nần, giá lương thực và nhiên liệu tăng cao vượt quá nhiều dự báo. Ông kêu gọi các nước G20 hành động khẩn cấp để chống đỡ nền kinh tế thế giới, ngăn chặn nguy cơ nạn đói đang tăng lên và bảo vệ người nghèo và người dễ bị tổn thương nhất do giá cả tăng.
Theo đó, các nước G.20 cần chuyển trọng tâm và những ưu tiên để thích hợp với thời kỳ phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, trong đó an ninh lương thực cần phải được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo thế giới.
Tại Nhật Bản, sự cố nhà máy điện hạt nhân tại nước này sau động đất và sóng thần đã bước sang tuần thứ 5. Mặc dù việc khống chế nhiệt độ các lò phản ứng hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima số 1 có chiều hướng tích cực thì việc rò rỉ phóng xạ qua nước thải của nhà máy vẫn chưa được kiểm soát, buộc Chính phủ Nhật Bản phải nâng cấp mức độ nguy hiểm của sự cố này từ cấp 5 lên cấp 7 theo cấp độ sự kiện hạt nhân quốc tế.
Liên quan đến tình hình ở Libya, trong khi cuộc chiến giữa lực lượng của Chính phủ với lực lượng chống đối chính phủ ở nước này vẫn ở thế giằng co thì cộng động quốc tế tiếp tục nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa giải cho quốc gia này.
Ngày 13/4, tại thủ đô
Trong khi đó, cuộc nội chiến tại Bờ Biển Ngà đã có dấu hiệu chấm dứt sau khi lực lượng trung thành với Tổng thống đắc cử được quốc tế công nhận Alassane Ouattara, đã bắt giữ cựu Tổng thống Laurent Gbagbo và tìm cách khôi phục an ninh sau 10 ngày giao tranh.
Một sự kiện đáng chú ý khác diễn ra tại Liên bang Nga. Ngày 12/4, nước Nga kỷ niệm trọng thể 50 năm ngày Anh hùng phi công vũ trụ Yuri Gagarin lái tàu vũ trụ Phương Đông thực hiện sứ mệnh lịch sử đưa con người lần đầu tiên đặt chân lên vũ trụ (12/4/1961-12/4/2011).
Nhân dịp này, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết chọn ngày 12/4 hàng năm là “Ngày Quốc tế con người bay vào vũ trụ”.