Thái Lan rút các cuộc đàm phán ngừng bắn với Campuchia

14:08, 27/04/2011

  Hôm nay (27/4) Thái Lan đã rút các cuộc đàm phán ngừng bắn dự kiến với Campuchia do thất bại trong các nỗ lực kết thúc giao tranh hạng nặng ở vùng biên giới.  

 

Tính đến thời điểm này, cuộc xung đột biên giới 2 nước đã khiến 14 người thiệt mạng, trong đó có 1 thường dân. Hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn đã tăng lên sau khi hai nước công bố một ngày trước đó rằng, các bộ trưởng quốc phòng hai nước sẽ gặp gỡ để thảo luận nhằm chấm dứt các cuộc đụng độ đẫm máu trên vùng biên giới mà hai bên đã tranh chấp trong nhiều thập kỷ. Nhưng sáng nay, Thái Lan cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwon của nước này sẽ không đến Campuchia để hội đàm với người đồng nhiệm Tea Banh.

 

"Tối qua chúng tôi đã quyết định hủy bỏ chuyến đi của Tướng Prawit đến Phnom Penh hôm nay sau khi một số phương tiện truyền thông Campuchia đưa tin rằng, Thái Lan đã đồng ý đàm phán ngừng bắn sau khi nước này thừa nhận thất bại và thua", phát ngôn viên quân đội, Đại tá Sunsern Kaewkumnerd cho biết

 

Hai quốc gia đã đưa ra các cáo buộc mới về sự đổ vỡ trong các đề nghị ngoại giao. "Thái Lan không trung thực với mong muốn đạt được một thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn", phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết.

 

8 binh sĩ Campuchia và 5 binh sĩ Thái Lan đã chết trong 5 ngày giao tranh dọc theo biên giới chung giữa hai nước, thúc đẩy sự tăng cường áp lực ngoại giao từ các nước láng giềng nhằm chấm dứt xung đột.

 

Ông Sunsern nói, 1 thường dân Thái Lan cũng đã bị giết - người thường dân đầu tiên thiệt mạng trong cuộc giao tranh vùng biên. Cả hai bên đã cáo buộc lẫn nhau về việc khởi đầu các cuộc đụng độ.

 

"Chúng tôi hoan nghênh các cuộc đàm phán với điều kiện là họ phải ngừng bắn đầu tiên trong một vài ngày. Chúng tôi đã thông báo rõ ràng với Campuchia về điều kiện này", ông Sunsern nói.

 

Hôm qua, cuộc chiến đã nổ ra dọc theo biên giới với ngôi đền cổ 900 tuổi Preah Vihear, "điẻm nóng" trong mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước kể từ khi ngôi đền này được Liên hợp quốc công nhận là di sản thế giới vào năm 2008.

 

Khu vực này đã tương đối yên tĩnh trong 2 tháng qua và cách 150km về phía đông hai khu đền tranh chấp khác, nơi đã chứng kiến những cảnh chiến đấu ác liệt kể từ hôm 22/4.

 

Tháng 2 vừa qua, 10 người đã bị giết gần ngôi đền Preah Vihear, khiến Liên hợp quốc đưa ra lời kêu gọi về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn.

 

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 25/4 đã kêu gọi Thái Lan và Campuchia thể hiện sự kiềm chế và nói rằng Washington "quan ngại sâu sắc".

 

Các quốc gia láng giềng hồi tháng 2 đã đồng ý cho phép các quan sát viên từ Indonesia vào khu vực gần Preah Vihear. Nhưng quân đội Thái Lan khi đó cho biết, không cần thiết phải có các quan sát viên và lực lượng này đã không được triển khai.

 

Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya hôm qua cho biết, Bangkok sẽ xem xét lại chính sách của mình với Campuchia, bao gồm cả thương mại, các trạm kiểm soát biên giới và hợp tác ở tất cả các cấp, nhưng sẽ không cắt đứt quan hệ ngoại giao.

 

Ông Kasit dự kiến sẽ hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa, nước hiện là chủ tịch Hiệp hội các nước Đông Nam Á, vào ngày mai tại Jakarta.

 

"Thái Lan sẽ thông báo với ông rằng, Thái Lan đồng ý có các quan sát viên quốc tế nhưng quân đội Campuchia phải rút khỏi Preah Vihear", phát ngôn viên chính phủ Thái Panitan Wattanayagorn nói.

 

Tòa án Thế giới phán quyết năm 1962 rằng, ngôi đền thuộc về Campuchia, nhưng cả hai nước đều tuyên bố quyền sở hữu một khu vực 4,6 km2 xung quanh ngôi đền.Hàng chục nghìn người dân từ cả hai phía đã phải di cư khỏi cuộc chiến đấu gần đây.

 

Campuchia đã cáo buộc Thái Lan sử dụng máy bay do thám và khí độc hại trong cuộc giao tranh gần đây nhưng Bangkok đã bác bỏ mạnh mẽ.