22 lính SEALs thiệt mạng khi làm nhiệm vụ giải cứu ở Afghanistan

16:37, 08/08/2011

30 lính dịch vụ Mỹ, phần lớn thuộc lực lượng hải quân SEALs, đã chết khi chiếc máy bay trực thăng chở họ bị bắn rơi khi đang tham gia giải cứu lực lượng biệt động Rangers trong làn đạn.

Mất mát lớn lao này cho thấy rằng, chiến thuật bí mật mang lại những nguy hiểm lớn, bất chấp sự thành công lớn của lực lượng SEAL trong việc tiêu diệt Osama bin Laden cách đây hơn 3 tháng. Hầu hết lính SEAL chết hôm 6/8 đều cùng đơn vị với nhóm đã thực thi nhiệm vụ tiêu diệt bin Laden, dẫu rằng không ai trong số những người đàn ông này tham gia nhiệm vụ đó.

 

Đồng minh do Mỹ cầm đầu đã lên kế hoạch dựa nhiều hơn vào các nhiệm vụ hoạt động đặc biệt khi liên minh này giảm bớt toàn bộ quân số vào cuối năm 2014.

 

Tuần trước, nhóm giải cứu đã đánh bại những kẻ tấn công lực lượng Rangers và đã khởi hành trên chiếc máy bay trực thăng Chinook khi chiếc máy bay này hình như bị trúng đạn, một trong hai quan chức cho biết.

 

30 người Mỹ và 8 người Afghanistan đã bị thiệt mạng trong cuộc giao tranh, đánh dấu ngày tổn thất lớn lao nhất đối với các lực lượng Mỹ trong cuộc chiến tranh kéo dài hàng thập niên ở Afghanistan. Rangers, lực lượng hoạt động đặc biệt thường làm việc với SEALs, đã siết chặt khu vực giao tranh ở vùng Tangi Joy Zarin ở tỉnh Wardak, cách tây nam Kabul khoảng 97km, quan chức khác cho biết.

 

 

Một quan chức cho biết, những người Mỹ thiệt mạng gồm 22 người thuộc lực lượng SEALs, 3 người thuộc lực lượng Không quân và 1 người điều khiển chó nghiệp vụ cùng con chó của anh ta.

 

Afghanistan có nhiều lực lượng hoạt động đặc biệt hơn Mỹ, khoảng 10.000 người. Lực lượng này, thường tham gia cùng lính Afghanistan, nằm trong số những vũ khí hiệu quả nhất trong kho đạn dược của liên quân, điều hành việc giám sát, vận chuyển quân tư trang và thực thi các nhiệm vụ và các cuộc đột kích ban đêm.

 

NATO cho biết, từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, 2.832 cuộc đột kích đặc biệt đã bắt giữ được 2.941 phiến quân và giết chết 834 người, nhiều gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

 

SEALs, Rangers và các lực lượng hoạt động đặc biệt khác được hi vọng là đội quân tiên phong trong nỗ lực của quân đội Mỹ ở Afghanistan khi các lực lượng quân đội quốc tế bắt đầu rút quân. Đến thời điểm các lực lượng chiến đấu lên kế hoạch rời khỏi quốc gia này, liên quân sẽ trao quyền kiểm sóat an ninh cho các lực lượng Afghanistan mà họ đã bỏ ra hàng chục tỷ USD để trang bị vũ khí và huấn luyện.

 

Các lực lượng hoạt động đặc biệt được hi vọng sẽ ở lại quốc gia này sau năm 2014 cho các nhiệm vụ chống khủng bố và hỗ trợ cố vấn. Vấn đề bao nhiêu người sẽ ở lại vẫn chưa được đàm phán với chính quyền Afghanistan, nhưng Mỹ đang xem xét quân số từ 5.000-20.000 người, ít hơn nhiều so với con số 100.000 lính Mỹ hiện đang ở Afghanistan.