Trong bối cảnh phương Tây đang gia tăng sức ép dồn dập đối với Chính phủ Syria, làn sóng bạo lực mới tiếp tục bùng phát tại nước này. Ngày 14/12, làn sóng bạo lực đã làm ít nhất 25 người, trong đó có 8 binh sĩ thiệt mạng.
Vụ việc xảy ra chỉ một ngày sau khi làm sóng bạo lực gia tăng tại tỉnh Idlib, một tỉnh Tây Bắc giáp với Thổ Nhĩ Kỳ đã làm chết 38 người.
Nhà chức trách
Theo thống kê mới nhất của Liên Hợp Quốc (LHQ), số nạn nhân thiệt mạng tại
Ngược lại phía Chính phủ
Việc giải quyết vấn đề ở
Phát biểu tại Moscow chiều 13/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ghennady Gatilov khẳng định với tư cách là ủy viên thường trực HĐBA LHQ, Nga sẽ sử dụng quyền phủ quyết để không cho phép thông qua bất kỳ nghị quyết nào nhằm can thiệp bằng vũ lực trực tiếp hoặc gián tiếp vào Syria.
Trước đó, cũng trong ngày 13/12, sau cuộc gặp Ngoại trưởng Mourad Medelci tại Moscow, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã chỉ trích những biện pháp trừng phạt Syria, đồng thời gọi cách tiếp cận của phương Tây đối với vấn đề Syria là "vô đạo đức".
Theo ông Lavrov, nếu các bệnh pháp trừng phạt có thể giúp chấm dứt bạo lực và duy trì hòa bình, ổn định trong xã hội Syria, thì Nga sẽ trở thành những người cổ vũ tích cực nhất cho những biện pháp này. Tuy nhiên, tất cả kinh nghiệm của Nga cho thấy, các biện pháp cấm vận không bao giờ đem lại hiệu quả và không nên áp dụng nó, trừ những trường hợp nghiêm trọng nhất.
Ông Lavrov cho rằng, cũng cần phải lên án các lực lượng chống đối ở
Trong khi đó, Đại sứ Pháp tại LHQ Gerard Araud lại khăng khăng cho rằng, HĐBA LHQ có trách nhiệm đạo đức đối với những người dân đang bị trấn áp tại Syria. Ông này cho rằng, tình hình tại Syria hiện rất đáng lo ngại và nhà chức trách Syria phải chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra.
Theo ông Araud, Pháp và một số nước khác trong HĐBA coi sự im lặng của HĐBA là một điều tai tiếng. HĐBA phải có trách nhiệm đạo đức về những gì đang xảy ra tại Syria. Pháp ủng hộ các nỗ lực của Liên đoàn Arập (AL) và muốn HĐBA bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với AL.
Về phía các nghị sĩ Jordan cho biết, việc giải quyết khủng hoảng Syria cần phải được thực hiện bởi các nước Arab và kêu gọi Liên đoàn Ả rập (AL) xem xét lại các quan điểm về vấn đề này.
Các nghị sĩ kêu gọi Liên đoàn Arab xem xét các giải pháp ngăn chặn đổ máu ở Syria, ngăn chặn bất kỳ âm mưu chống lại Syria. Họ cũng kêu gọi lãnh đạo Syria cần phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để chấm dứt bất ổn kéo dài hiện nay tại nước này và đảm bảo quyền của những người biểu tình hoà bình, nhấn mạnh đến sự cần thiết ngăn chặn bất kỳ sự can thiệp bên ngoài vào tình hình trong nước.
Sau khi đình chỉ tư cách thành viên của Syria vào ngày 16/11, Liên đoàn Arab đã quyết định áp dụng ngay lập tức các biện pháp trừng phạt chống lại Syria vào ngày 27/11, với lý do Syria đã phớt lờ tối hậu thư của liên đoàn về việc cử các quan sát viên đến nước này. Các biện pháp bao gồm cấm nhập cảnh đối với các quan chức cấp cao Syria, cấm các chuyến bay giữa Syria và các nước Ả rập, đình chỉ giao dịch đối với ngân hàng trung ương và chính phủ Syria.