Nếu Thủ tướng Naoto Kan không quyết đoán thì tình hình ở nhà máy Fukushima đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát và gây ra hậu quả vô cùng thảm khốc.
Một tình huống xấu nhất đã được đưa ra bởi chính phủ Nhật Bản cho thấy, kết cục của Tokyo dưới ảnh hưởng của một loạt các vụ nổ hạt nhân đồng nghĩa với việc phải di tản cả thành phố. Đây là nội dung thông báo do một ủy ban độc lập đưa ra ngày 28/2.
Các kế hoạch được vạch ra cho một cuộc rút chạy hàng loạt khỏi thành phố này khi ít nhất một Bộ trưởng hàng đầu lo ngại rằng, việc lõi lò phản ứng hạt nhân tan chảy tại Fukushima có thể dấy lên những cuộc khủng hoảng tại các lò phản ứng dọc theo bờ biển và nhấn chìm thành phố 13 triệu dân này.
Lời tiết lộ này được đưa ra trong một bản báo cáo dày 400 trang do một ủy ban bao gồm các chuyên gia được toàn quyền thử nghiệm các hoạt động xung quanh vùng thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giói trong vòng một thế hệ.
“Tôi đã thấy được viễn cảnh ma quái này trong đầu” các lò phản ứng hạt nhân có thể bị sụp đổ từng cái một, Quốc vụ khanh Yukio Edano nói với ủy ban này.
“Nếu điều đó xảy ra, Tokyo sẽ bị hủy diệt,” ông Edano nói.
Ủy ban này nói rằng, khi tình huống tại vùng bờ biển Nhật Bản vốn trở lên tồi tệ bởi sóng thần, đơn vị chịu trách nhiệm về Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi là Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) đã muốn đóng cửa nhà máy và sơ tán công nhân tại đây.
Tuy nhiên, thực tế mọi người đã không hợp tác với kết quả của cuộc nghiên cứu này, và sau đó Thủ tướng Naoto Kan đã ra lệnh cho mọi người phải lại hiện trường.
Các chuyên gia kết luận rằng, nếu như Thủ tướng không quyết đoán như vậy thì tình hình ở nhà máy Fukushima đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát và gây ra những hậu quả vô cùng thảm khốc.
“Khi văn phòng Thủ tướng nhận thức được nguy cơ rằng, đất nước này có thể không thể tồn tại qua nổi cuộc khủng hoảng, Chủ tich TEPCO Shimizu đã liên tục thúc giục ngài Thủ tướng rằng, ông muốn nhân viên của mình phải rời khỏi khu vực nhà máy hạt nhân bị phá hủy”, Giám đốc ủy ban Koichi Kitazawa phát biểu trong một cuộc họp báo.
Ông Kitazawa nói rằng, Thủ tướng Kan đã đe dọa sẽ phá hủy nhà máy này nếu như TEPCO vẫn khăng khăng đòi rút người ra khỏi đó.
Ông nói rằng việc Thủ tướng Kan từ chối yêu cầu của TEPCO đã ngăn ngừa việc thảm họa này có thể trở nên tồi tệ hơn.
Ông Kan đã nói với ông Shimizu: “Điều này là không thể. Nếu ông đòi rút nhân viên của mình, TEPCO sẽ bị sụp đổ”, ông Kitazawa nói.
“Kết quả là Thủ tướng Kan đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo rằng, nhóm Fukushima 50 vẫn ở lại hiện trường”, ông Kitazawa nói thêm và nhắc đến hàng tá người đang làm việc để kiềm chế thảm họa và được coi là những người hùng.
Các học giả, kỹ sư và các nhà báo nổi tiếng đã được mời tham gia vào Quỹ Sáng kiến tái thiết Nhật Bản sau khi người dân đòi hỏi phải có một cuộc thử nghiệm độc lập liên quan đến việc lõi lò phản ứng hạt nhân tan chảy tại Fukushima vốn là hậu quả của đợt sóng thần khủng khiếp vào tháng 3/2011.
Ủy ban gồm 6 người này đã lãnh đạo một nhóm thực hiện phỏng vấn hơn 300 người tại trung tâm của thảm họa và được quyền tiếp cận với những dữ liệu và tài liệu được sử dụng hàng ngày và hàng tuần sau khi thảm họa xảy ra.
Ủy ban này cho biết, ông Kan đã chỉ đạo các chuyên gia phác thảo một kế hoạch để sơ tán một khu vực lớn của đất nước.
Những người lập kế hoạch đã dựa trên phỏng đoán rằng, nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn “thì có khả năng một cuộc sơ tán bắt buộc sẽ trải rộng ra trên một khu vực dài 170km và một khu vực sơ tán tự nguyện sẽ trải rộng hơn 250km”.
Tokyo nằm cách khu vực được vạch ra quanh các nhà máy khoảng 220km.
Ủy ban này cũng nhận thấy rằng, một vài hành động của ông Kan sau thảm họa là rất có hiệu quả, trong khi xu hướng quản lý chi tiết từng sự kiện có thể đã ngăn cản phản ứng khẩn cấp.
“Sự can thiệp trực tiếp” bởi ông Kan và trợ lý của mình đã xóa tan vai trò cố hữu của các chính trị gia và những viên chức nhà nước vốn thường thể hiện tính “không hiệu quả” trong việc làm giảm hậu quả của thảm họa đang lan rộng, báo cáo của Ủy ban này cho biết.
Những người trong văn phòng của Thủ tướng Kan đã dành rất nhiều thời gian để hiểu được từng chi tiết của thảm họa, đồng nghĩa với việc họ cố gắng can thiệp vào các chi tiết hằng ngày theo một cách không hiệu quả.
Tuy nhiên, bản báo cáo cũng nói rằng, việc trì hoãn trong việc sử dụng nước biển để làm mát các lò phản ứng hạt nhân quá nóng là một ví dụ rất tiêu biểu và là do Văn phòng Thủ tướng đã khăng khăng đòi sử dụng nước ngọt.
Các chuyên gia sau đó nói rằng, nước biển - vốn có sẵn rất nhiều có thể đã ngăn thảm họa này trở nên bớt tồi tệ hơn./.