Dù biết trước sẽ đến ngày này, nhưng thông tin về sự ra đi của vị “cha già lập quốc”, vị thủ tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu ngày 23/3 sau một thời gian dài lâm bệnh nặng vẫn khiến người dân Đảo quốc Sư tử không khỏi sốc, đau buồn và tiếc thương. Thế giới cũng ngả mũ vĩnh biệt ông, một người khổng lồ, một tượng đài chính trị, một nhà lãnh đạo huyền thoại của châu Á.
Ngày đau buồn
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, con trai cả của ông Lý Quang Diệu, cho biết ông rất đau buồn khi thông báo rằng cha ông đã qua đời lúc 3 giờ 18 phút ngày 23/3 tại Bệnh viện Đa khoa Singapore ở tuổi 91. Ông Lý Hiển Long cũng tuyên bố quốc tang 7 ngày trước khi tiến hành hỏa táng thi hài cha ông vào 29/3.
Trong bài phát biểu cảm động được truyền hình trực tiếp, Thủ tướng Lý Hiển Long đã bày tỏ lòng tôn kính cha mình và cho biết nỗi đau của ông không thể diễn tả bằng lời. Trong suốt bài phát biểu bằng ba thứ tiếng Malaysia, tiếng Anh và tiếng Trung, ông đã phải ngừng lại nhiều lần để nén xúc động: “Ông đã truyền cảm hứng cho chúng ta, cho chúng ta lòng dũng cảm, đoàn kết chúng ta và đưa chúng ta tới đây. Ông đã đấu tranh vì độc lập, đã xây dựng một quốc gia từ chỗ không có gì, và làm chúng ta tự hào vì là người Singapore. Chúng ta sẽ không có một người nào nữa như ông”. Ông Lý Hiển Long nhấn mạnh rằng với nhiều người dân, Lý Quang Diệu chính là Singapore và Singapore là “niềm say mê vĩnh cửu” của ông.
Trong khi người dân Singapore đau buồn trước sự ra đi của ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng Lý Hiển Long đã kêu gọi họ tôn vinh tinh thần của ông: “Chúng ta hãy đoàn kết với tư cách là một dân tộc để tiếp tục nền tảng của ông, đấu tranh cho các lý tưởng của ông và giữ cho Singapore là một quốc gia thành công trong nhiều năm nữa”.
“Lý Quang Diệu là một nhân vật huyền thoại ở châu Á, được nhiều người kính trọng vì tài lãnh đạo và quản lý mạnh mẽ” - Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki - moon “Ông là một người khổng lồ đích thực của lịch sử, người sẽ được nhiều thế hệ nhớ tới với tư cách là vị cha già của Singapore hiện đại và là một trong những chiến lược gia vĩ đại trong các vấn đề châu Á” - Tổng thống Mỹ Barack Obama “Một nguyên thủ nhìn xa trông rộng, một lãnh đạo gan dạ. Cuộc đời của ông dạy cho mọi người nhiều bài học quý giá” - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi “Dưới thời của ông, Singapore đã chuyển mình trở thành trung tâm kinh tế lớn ở châu Á và sánh ngang với các nước phát triển khác” - Tổng thống Indonesia Joko Widodo “Với tư cách là cha già lập quốc, người đã giúp tạo nền tảng cho sự thịnh vượng của Singapore ngày nay, ông là một trong những lãnh đạo vĩ đại của châu Á” - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe “Sự ra đi của ông Lý Quang Diệu đối với cộng đồng quốc tế cũng là một mất mát to lớn như với Singapore” - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. |
Gia đình ông Lý Quang Diệu sẽ tổ chức tang lễ vào ngày 23 và 24/3 tại tư gia. Sau đó, linh cữu của ông Lý Quang Diệu sẽ được lưu tại Tòa nhà Quốc hội từ 25 đến 28/3 và mở cửa từ 10 giờ sáng đến 20 giờ để người dân vào viếng, tiễn biệt người “cha già dân tộc” của Đảo quốc Sư tử. Lễ tang cấp nhà nước sẽ được tổ chức vào 14 giờ ngày 29/3 tại Trung tâm Văn hóa, Đại học Quốc gia Singapore.
Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam và phu nhân đến viếng cố Thủ tướng Lý Quang Diệu. President Tony Tan Keng Yam and his wife, Mrs Mary Tan, paying their respects at Sri Temasek. Prime Minister Lee Hsien Loong and his wife Ho Ching received them - See more at: http://www.straitstimes.com/news/singapore/more-singapore-stories/story/mr-lee-kuan-yews-body-comes-rest-istana-private-family-w#sthash.NumzNMkL.dpuf
President Tony Tan Keng Yam and his wife, Mrs Mary Tan, paying their respects at Sri Temasek. Prime Minister Lee Hsien Loong and his wife Ho Ching received them. -- ST PHOTO: NEO XIAOBIN - See more at: http://www.straitstimes.com/news/singapore/more-singapore-stories/story/mr-lee-kuan-yews-body-comes-rest-istana-private-family-w#sthash.NumzNMkL.dpuf
President Tony Tan Keng Yam and his wife, Mrs Mary Tan, paying their respects at Sri Temasek. Prime Minister Lee Hsien Loong and his wife Ho Ching received them. -- ST PHOTO: NEO XIAOBIN - See more at: http://www.straitstimes.com/news/singapore/more-singapore-stories/story/mr-lee-kuan-yews-body-comes-rest-istana-private-family-w#sthash.NumzNMkL.dpuf
|
Ngay từ ngày 23/3, dinh Thủ tướng tại Istana cũng chính thức mở sổ chia buồn tại cổng chính cho đến ngày 29/3 để tất cả người dân có thể viết những lời tiễn đưa vị lãnh tụ của mình. Bên cạnh đó, một trang web chính thức cũng đã được thiết lập để người dân chia buồn và chia sẻ những kỷ niệm của họ về ông Lý Quang Diệu.
Từ sáng sớm, nhiều người đã đổ về Bệnh viện Đa khoa Singapore để chia buồn với gia đình Thủ tướng Lý Hiển Long. Nhiều người đã không kìm được nước mắt.
Trước đó, sức khỏe của ông Lý Quang Diệu đã xấu đi nhanh chóng sau khi vợ ông, bà Kha Ngọc Chi qua đời năm 2010. Ông đã nằm viện gần 7 tuần lễ qua vì bị viêm phổi nặng. Hai năm trước, ông từng tiết lộ rằng ông đã ký một chỉ thị y tế, trong đó yêu cầu các bác sĩ không sử dụng bất kỳ biện pháp duy trì sự sống nào nếu ông không thể tỉnh lại.
Di sản khổng lồ
Ông Lý Quang Diệu đã để lại cho Singapore một di sản khổng lồ, mang đậm dấu ấn của ông. Trong suốt 50 năm hình thành và phát triển, dưới sự dẫn dắt của ông, Singapore đã đi từ con số 0, tiến lên thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới tính theo thu nhập bình quân đầu người. Theo thống kê, tính đến cuối năm 2014, dù chỉ có dân số hơn 5,5 triệu người nhưng tổng GDP của Singapore lên tới 339 tỷ USD và có thu nhập bình quân đầu người xếp thứ 7 thế giới (62.400 USD/người).
Chính sách xuyên suốt và quan trọng hàng đầu mà ông Lý Quang Diệu áp dụng chính là trọng dụng nhân tài triệt để. Đảng của ông đã tập hợp được rất nhiều người tài, có học vấn cao nhờ chính sách tạo điều kiện thuận lợi để họ làm việc, định cư lâu dài và nhập quốc tịch Singapore dễ dàng.
Một trong những quyết định đúng đắn của ông đó là chọn tiếng Anh làm một trong bốn loại ngôn ngữ được sử dụng chính thức ở Singapore. Ông từng nói: “Nắm vững tiếng Anh, đó là chìa khóa để giành lấy tri thức, công nghệ cao của phương Tây”.
Khi đêm đã xuống, người dân vẫn đổ tới bệnh viện đa khoa Singapore bày tỏ lòng tôn kính và tiếc thương người cha già dân tộc. People paying tribute to Mr Lee Kuan Yew at the outdoor area of Singapore General Hospital (SGH). -- ST PHOTO: DESMOND WEE - See more at: http://www.straitstimes.com/news/singapore/more-singapore-stories/story/singaporeans-pen-condolence-messages-istana-mr-lee-kuan-#8
|
Tôn chỉ và mục đích của Singapore được xác định là xây dựng một nhà nước tôn trọng người dân. Ông Lý Quang Diệu từng phát biểu: “Nếu chúng ta không ra sức làm việc, thì khi nhân dân mất lòng tin, tội lỗi sẽ thuộc về chúng ta. Khi nhân dân đã mất hết lòng tin, thì họ sẽ đòi hỏi một chính phủ khác”.
Singapore là nước quyết tâm chống tham nhũng triệt để. Ông Lý Quang Diệu từng nói: “Sự sống còn của Singapore hoàn toàn dựa vào sự liêm khiết và hiệu suất của các bộ trưởng và quan chức cao cấp của chính phủ”. Ông nhiều lần khẳng định “nhân dân quyết không thể dung tha những phần tử đầu cơ và lưu manh”. Nhưng, muốn chống tham nhũng tốt và muốn thu hút được nhân tài, quan chức chính phủ phải được trả lương xứng đáng.
Với những chính sách thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn của một nhà lãnh đạo có tầm không chỉ của khu vực mà còn trên thế giới, ông Lý Quang Diệu đã để lại cho đất nước Singapore một di sản vô giá, mà như nhiều nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia nhận định, khó có một ai sau này có thể theo kịp được người tiền nhiệm xuất sắc nhất của họ.
Sinh năm 1923 trong một gia đình gốc Hoa, ông Lý Quang Diệu học hành xuất sắc và đã đến Cambridge ở Anh để học luật. Ông kết hôn với bà Kha Ngọc Chi năm 1950 và họ có ba người con, hai trai, một gái. Con trai cả Lý Hiển Long trở thành thủ tướng thứ ba của Singapore vào tháng 8/2004.
Thời Singapore bị Nhật chiếm đóng từ năm 1942 đến 1945, ông Lý Quang Diệu đã trải qua một thời gian tương đối khó khăn khi bị bắt làm biên dịch viên cho hãng thông tấn của Nhật Bản. Năm 1949, sau khi học xong ở Anh, ông trở về Singapore làm luật sư, hỗ trợ bầu cử địa phương và làm cố vấn pháp lý cho các nghiệp đoàn lao động.
Tháng 11/1954, ông Lý Quang Diệu cùng một nhóm cộng sự tầng lớp trung lưu được giáo dục tại Anh đã cùng nhau lập đảng Hành động Nhân dân (PAP) và ông Lý Quang Diệu giữ chức tổng thư ký. Ông lãnh đạo đảng PAP giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 1959 và trở thành thủ tướng đầu tiên của chính quyền Singapore tự trị.
Tháng 9/1963, Singapore trở thành một phần của Malaysia nhưng đến tháng 8/1965 bị trục xuất khỏi nước này, trở thành Cộng hòa Singapore độc lập. Ông Lý Quang Diệu giữ chức thủ tướng Singapore đến năm 1990 và trao quyền cho ông Goh Chok Tong. Ông đã tìm cách gây dựng một bản sắc Singapore độc nhất vô nhị trong những thập kỷ đầu của nước này, công nhận thực tế đa sắc tộc và chủ trương hòa hợp các nền văn hóa.
Ông rất coi trọng nhà nước pháp quyền và một bộ máy chính quyền trong sạch, không tham nhũng. Ông Lý Quang Diệu là Bộ trưởng Cấp cao từ sau năm 1990 và từ năm 2004 trở thành Bộ trưởng Cố vấn. Năm 2011, ông thôi không giữ chức vụ nào trong nội các. Trong những năm gần đây, ông tham dự nhiều phiên đối thoại, diễn đàn và viết sách. |