Hiệu ứng “Domino Hy Lạp”?

07:57, 30/06/2015

Sau khi Hy Lạp đã tuyên bố đóng cửa toàn bộ hệ thống ngân hàng và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn từ đêm 28/6 cho đến hết ngày 6/7, một bầu không khí lo sợ và phẫn uất bao trùm không chỉ “đất nước của các vị Thần”.  

Trong những ngày cuối tuần qua sau khi kho bạc đã cạn kiệt nguồn tiền, trước các cây xăng người ta có thể dễ dàng thấy hàng dài các phương tiện cơ giao thông xếp hàng mua nhiên liệu. Các biện pháp tức thì mà chính phủ Hy Lạp đưa ra sau khi không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào với nhòm chủ nợ đã dẫn đến quyết định trưng cầu dân ý về chương trình cải cách và "thắt lưng buộc bụng" nhằm đổi lấy gói cứu trợ quốc tế.

 

Quyết định đóng cửa toàn bộ hệ thống ngân hàng và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn từ đêm 28/6 cho đến hết ngày 6/7 được đưa ra nhằm bảo vệ hệ thống tài chính và kinh tế Hy Lạp trong bối cảnh nước này hết khả năng thanh toán bằng tiền mặt sau khi Nhóm các Bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro (Eurozone) từ chối gia hạn thỏa thuận vay với Hy Lạp hôm 27/6 vừa qua.

 

Theo sắc lệnh về kiểm soát vốn được Tổng thống và Thủ tướng Hy Lạp ký, tại các điểm ATM, mỗi người dân chỉ được phép rút tiền hạn chế 60 euro/ngày (65 USD) cho đến thời điểm các ngân hàng mở cửa trở lại (ngày 7/7) và các hoạt động giao dịch trở lại bình thường. Tuy nhiên, theo thông báo của chính phủ, việc trả lương hưu và lương trong tài khoản ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi quyết định này. Những giao dịch ngân hàng điện tử (Internet) hoạt động trong nước vẫn diễn ra bình thường, trừ những giao dịch ra nước ngoài cần phải được phép của Bộ Tài chính. Ngoài ra, Athens tuyên bố hàng nghìn khách du lịch đang ở Hy Lạp, có thẻ tín dụng phát hành ở nước ngoài sẽ không bị tác động bởi lệnh hạn chế rút tiền vừa thông báo này.

 

Hội đồng ổn định tài chính Hy Lạp, bao gồm đại diện chính phủ, các nhà điều hành và các ngân hàng, đã quyết định áp đặt những biện pháp kiểm soát vốn sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo sẽ đóng băng các khoản vay khẩn cấp mà thiết chế này cung cấp để "nuôi sống" hệ thống ngân hàng Hy Lạp.

 

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia về biện pháp kiểm soát vốn, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras trấn an người dân Hy Lạp rằng các khoản tiền gửi của họ vẫn an toàn. Ông Tsipras chỉ trích quyết định "đóng băng" của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho rằng ECB làm như vậy để "dập tắt ý chí của người Hy Lạp song họ sẽ không thành công".

 

Tuy nhiên, nhận xét về những biện pháp hiện nay của Hy Lạp nhằm đạt được một thỏa thuận “có thể chấp nhận được với các chủ nợ, giáo sư Ariz Hadzic từ trường Đại học Tổng hợp Aten, bình luận: “Đây là những biện pháp rất khắt khe, có thể làm đảo lộn kế hoạch của chính phủ trong cuộc trưng cầu dân ý”. Ông còn nói thêm rằng, dường như Thủ tướng Aris Tsipras đang có một phép tính nhầm.

 

Trong một diễn biến cho thấy sự gia tăng can dự của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng Hy Lạp, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel đề nghị có hành động khẩn cấp để giữ Hy Lạp ở lại trong Eurozone. Tuyên bố từ Nhà Trắng nêu rõ Tổng thống Obama và Thủ tướng Đức Merkel nhất trí rằng Hy Lạp cần tìm cách trở lại con đường cải cách mà không rời khỏi Eurozone. Hai nhà lãnh đạo cũng cho biết các nhóm cố vấn kinh tế của họ đang theo dõi chặt chẽ diễn biến đang thay đổi nhanh chóng tại Hy Lạp.

 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew cũng ra một tuyên bố sau cuộc hội đàm với các đồng cấp Đức và Pháp đề nghị các chủ nợ xem xét giảm nợ cho Hy Lạp, một tình huống mà Đức và các nước thành viên Eurozone khác phản đối mạnh mẽ.

 

Theo giới quan sát, sự leo thang trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp sẽ khơi ngòi một phản ứng mạnh mẽ trên các thị trường tài chính ngày 29/6, trong đó đáng chú ý nhất sẽ là các thị trường trái phiếu chính phủ Eurozone ở những nước như Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha. Phản ứng đầu tiên đã tác động lên tỷ giá đông Euro trước đồng USD. Sáng nay (29/6), 1 Euro đã rơi xuống mức 1uro chỉ đổi được 1,1 USD do lo ngại của các nhà đầu tư vì khả năng vỡ nợ và rời khỏi Eurozone của Hy Lạp.

 

Tại châu Á, 1 Euro chỉ còn đổi được 1,0952USD, còn trên thị trường ngoại hối New York, từ 1,116USD (26/6), sáng nay,1 Euro chỉ còn đổi được 1,1USD, mức thấp nhất từ đầu thắng Sáu tới nay.

 

Đồng Yên (Nhật Bản) cũng giảm giá khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩm cho đông ngoại tệ của mình. Sáng nay (29/6), đồng euro được giao dịch ở mức giá 35,41yen/1Euro; 122,88Yên/1USD, thấp hơn so với mức tương ứng là 138,26 Yên /1Euro và 23,89Yên/1USD tại Mỹ vào hôm thứ Sau (26/6).

 

Ngay sau các quyết định tức thời của chính phủ Hy Lạp, ngay trong phiên mở cửa đầu tuần (29/6) cho thấy, các chỉ số trên thị trường chứng khoán châu Âu đã sụt giảm nghiêm trọng.

 

Thị trường chứng khoán Paris mở với sự sụt giảm 4.70%. Vào 9 giờ sáng 29/6, chỉ số CAC 40 mất 237,72 điểm, xuống còn 4,821.45 điểm. Trước đó, ngày 26/6, chỉ số này đã đạt 0,35%.

 

Thị trường chứng khoán London cũng giảm ngay phiên mở cửa. Chỉ số FTSE-100 của các cổ phiếu lớn nhất bị mất 2,20% xuống 6.605,18 điểm chỉ sau vài phút đầu giao dịch.

 

Kịch bản cũng xảy ra tương tự đối tại Frankfurt khi chỉ số Dax mất 4% trong những giao dịch đầu tiên tại Amsterdam (-4,10%), Madrid (-4%) và Milan (-2%).

 

Ngoài ra, thị trường chứng khoán châu Á cũng giảm điểm đáng kể. Tokyo đóng cửa với một sự sụt giảm 2,88%, Sydney mất 2,23%, Seoul 1,42%. Hồng Kông (Trung Quốc) giảm 3,63% trong phiên giao dịch buổi sáng trước khi hồi phục phần nào khi cho thấy một sự suy giảm 2,55% vào buổi chiều.

 

Có thể thấy rõ thực tế là mặc dù Hy Lạp chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu song nước này lại là một thành viên của khối đồng tiền chung châu Âu và Euro là một trong những đồng tiền chủ chốt của thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc những diễn biến tại Hy Lạp đều có tác động đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.

 

Dường như dấu hiệu của một hiệu ứng mang tên “Domino Hy Lạp” đã bắt đầu. /.