Berarus từ lâu đã muốn thoát khỏi sự ảnh hưởng của nước Nga láng giềng nhưng bất lực. Muốn hướng về Mỹ và hội nhập Liên minh châu Âu (EU) nhưng không vượt qua được rào cản từ EU. Phương Tây cho rằng bộ máy nhà nước Berarus vẫn cai trị theo kiểu độc đoán, thiếu tự do, dân chủ, vi phạm nhân quyền…, trái với các chuẩn mực, quy định của EU, nên không đủ điều kiện gia nhập Liên minh châu Âu.
Năm 1991 Liên Xô tan rã, Berarus giống như 15 quốc gia cộng hòa trực thuộc đã trở thành nhà nước độc lập. Tuy nhiên, có thể nói Berarus là một nước duy nhất (của Liên Xô cũ) vẫn có quan hệ gần gũi về chính trị, ngoại giao và hợp tác kinh tế, thương mại khá bền chặt với Nga. Trong khi hầu hết các nước đã ly khai khỏi sự lệ thuộc vào Nga và một số nước đã gia nhập EU và Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hết năm 2019, thỏa thuận đôi bên về việc Nga cung cấp dầu thô cho Berarus với giá ưu đãi hết thời hạn. Từ đầu năm 2020 đến nay, quan hệ giữa Nga và Berarus không được thuận buồm, xuôi gió. Berarus đề nghị Nga tiếp tục cung cấp dầu thô theo chính sách ưu đãi về giá nhưng không chấp nhận. Nga chỉ đồng ý bán dầu theo giá cả thị trường thế giới.
Trước đây, mỗi năm, Berarus nhập khẩu từ Nga 24 triệu tấn dầu thô (chiếm 10% lượng dầu xuất khẩu của Nga). Đây là nguồn nhiên liệu cung cấp cho nền công nghiệp chế biến dầu của Berarus, một phần sử dụng trong nước, phần lớn để xuất khẩu. Nguồn dầu thô nhập từ Nga chiếm khoảng 50% tổng lượng dầu nhập khẩu của Berarus, đã tạo ra nguồn lợi nhuận lớn và giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trong ngành công nghiệp chế biến dầu.
Trong lúc chưa tìm kiếm được sự nhượng bộ, đang bất đồng trong việc mua bán dầu thì gần đây gần đây nhất (ngày 27-7), quan hệ giữa Nga và Berarus lại rơi vào căng thẳng, bế tắc. Lý do là phía Berarus đã bắt và truy tố 33 công dân Nga (đang ở tại Berarus) với cáo buộc họ là những đối tượng chuyên làm nhiệm vụ chiêu mộ lính đánh thuê cho nước Nga (đánh nhau ở những mặt trận mà Nga tham chiến). Ngoài ra Berarus cho rằng những đối tượng trên xâm nhập vào nước này còn nhằm thực hiện âm mưu can thiệp làm bất ổn chính trị, chia rẽ nội bộ. Phía Nga phản bác lại, cho rằng các cáo buộc là vô căn cứ và yêu cầu Berarus thả những công dân Nga đang bị giam giữ.
Berarus đã từng xin gia nhập Liên minh châu Âu từ thập niên 1990 nhưng không được chấp nhận. Nhà nước Berarus có quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, nhưng Mỹ từng nhiều lần “đâm sau lưng”, cung cấp tài chính cho các tổ chức chống đối, nhằm tập hợp lực lượng lật đổ Tổng thống Lukashenko, làm bất ổn xã hội, dẫn đến thay đổi chính quyền giống như cuộc Cách mạng Cam ở Ukraina năm 2004.
Tổng thống Berarus ông Lukashenko đã từng trưng cầu dân ý và được Quốc hội chấp thuận về việc kéo dài các nhiệm kỳ Tổng thống (vì thế ông đã làm nhiều nhiệm kỳ). Dưới sự nhìn nhận của Phương Tây, ông là một trong những nhà lãnh đạo cai trị quốc gia theo tư tưởng cực đoan.
Cơ chế quản lý kinh tế của Berarus cơ bản vẫn theo mô hình thời các nước cộng hòa trực thuộc Liên Xô. Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ đều thuộc sở hữu nhà nước, trong nông nghiệp vẫn duy trì kinh tế tập thể hợp tác xã. Berarus còn hạn chế trong việc mở cửa, hợp tác kinh tế quốc tế, nguồn vốn FDI chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư, phát triển.
Berarus là quốc gia lục địa, không có biển, dân số khoảng 10 triệu người, GDP năm 2019 đạt trên 60 tỷ USD, nước này nằm liền kề với Nga ở phía Đông Bắc. Thương mại giữa Nga và Beraus chỉ chiếm dưới 10 %, tuy nhiên Berarus phụ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước Nga để sản xuất hàng hóa.
Beraus đang bị “mắc kẹt” muốn thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế, chính trị của người hàng xóm “khổng lồ” là Nga nhưng dường như đó chỉ là ảo tưởng. Muốn hoàn toàn ngả theo Mỹ và EU nhưng bài học nhỡn tiền của nhiều quốc gia Đông Âu đang hiện hữu, điển hình như Ukraina (sau khi chính quyền thân Nga sụp đổ), đất nước triền miên rơi vào nội chiến, loạn lạc, đói nghèo… chẳng thấy có quốc gia Phương Tây nào sẵn lòng giúp đỡ. Khi biết Nga cắt nguồn ưu đãi bán dầu thô cho Berarus, phía Mỹ thông báo sẵn sàng cung cấp dầu cho nước này nhưng với điều kiện bán theo…,giá thị trường.