Trà trong thi văn Việt Nam qua các thời đại lịch sử

16:50, 28/09/2011

Tập quán uống trà thời xưa của danh nhân, luôn biểu lộ một nhân sinh quan, một nếp nghĩ, một nghệ thuật sống, một cái nhìn bao quát về cuộc đời trong một chén trà. Tâm hồn thi nhân Việt Nam luôn cởi mở, hài hoà, trong tinh thần nhân ái, cảm thông chia sẻ là nét đặc trưng của đạo đức truyền thống Việt Nam. Ngoài việc thưởng thức cái đẹp bình yên trong cuộc sống, để được thanh nhàn trước thế sự trần tục mênh mông bể khổ, uống trà còn biểu hiện một sự ẩn mình trong đáy lòng để nhìn lại sự đời đầy trắc ẩn khôn lường.

Có thể phân loại sự xuất hiện của trà trong thi văn Việt Nam theo các thời kỳ sau:

 

* Thời kỳ phong kiến tập trung ở Việt Nam, bắt đầu từ thời Ngô Quyền (939 - 944), dành độc lập, đánh quân Tấn Cao Tổ - Nam Hán, tương ứng với thời kỳ Thập nhị sứ quân ở Việt Nam (966 - 968). Trải qua các thời kỳ Nhà Lý (1009 - 1225), Nhà Trần (1225 - 1400) và Nhà Hồ (1400 - 1407) chống họa xâm lăng Nhà Tống và Nguyên Mông, Văn hoá Việt Nam đặc biệt nở rộ với Phật giáo, Đạo Lão và Đạo Khổng từ Trung Quốc truyền sang (XI - XIV). Xây dựng chùa Một Cột, Quán Thánh, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bảo tháp Phổ Minh; phát triển Đông y Tuệ Tĩnh, nghệ thuật Chèo, Tuồng; xây dựng thành Tây Đô (1397).

 

Trong thời kỳ này, chỉ mới sưu tập được câu nói về Trà đạo của nhà sư Viên Chiếu (990 - 1091).

 

* Thời kỳ Hậu Lê (1428 - 1788), Lê Lợi chống đô hộ Nhà Minh, thành lập Hậu Lê; lấy Đạo Khổng làm quốc đạo, nhưng vẫn còn ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo Lão; bắt đầu tiếp xúc với Hà Lan, Portugal, sự xâm nhập của Kitô giáo và sáng tạo ra chữ quốc ngữ; thời kỳ Nguyễn (phương Nam) Trịnh (phương Bắc) phân tranh. Kinh tế, văn hoá phát triển, ra đời Bộ Luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông về cải cách điền địa.

 

Các danh nhân văn hoá trà gồm có Chu văn An, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến... viết về uống loại trà tàu sợi rời.

 

 

*Thời kỳ hiện đại thế kỷ XIX - XX

 

Trong những năm 1900, Việt Nam mới chỉ có vườn chè tươi hộ gia đình miền Trung du và chè mạn vùng núi phía Bắc của người Dao. Thời Pháp thuộc ở Việt Nam mới phát triển chè công nghiệp tại Bắc Kỳ sau khi thành lập Trạm Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Phú Thọ năm 1918, Quảng Nam và Tây Nguyên. Những năm 1935 - 1940 Việt Nam đã xuất khẩu trà xanh và đen sang Bắc Phi và Tây Âu.

 

Vào giữa thế kỷ XX ở Việt Nam, các nhà văn hoá như Nguyễn Tuân, Vương Hồng Sển, Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Anh Thơ... đã viết về thú vui uống trà tàu của sỹ phu Bắc Hà, văn hoá trà cung đình, văn hoá chè tươi nhân dân lao động, ca ngợi rừng cọ đồi chè Việt Bắc, cây chè cổ Suối Giàng, chè xanh xứ Nghệ và đôi bàn tay người phụ nữ hái chè ở Hà Tây.

 

Trong thời kỳ đổi mới đầu thế kỷ XXI, Việt Nam đã hội nhập vào khu vực Đông Nam Á. Việt Nam phát triển mạnh sản xuất chè, đứng trong 10 nước sản xuất và xuất khẩu trà hàng đầu thế giới. Văn hóa trà được bàn luận nhiều hơn các thời kỳ trước và nhiều hoạt động văn hóa trà đã được tổ chức. Bao gồm Hội thảo Văn hoá chè 1997 tại TCTCVN, Triển lãm Hội chợ Vân Hồ 1999, Hội chợ trà hoa 2002 tại Công viên Tuổi Trẻ - Hà Nội, Hội thảo chè chất lượng cao 2003 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, Hà Nội. Và sắp tới vào tháng 11/2011 tại Thái Nguyên Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ Nhất Thái Nguyên - Việt Nam 2011 sẽ chính thức diễn ra với sự tham dự của rất nhiều sản phẩm chè nổi tiếng ở trong và ngoài nước.