Sea Games 25 đã cận kề, và những kỳ vọng vào đội tuyển U-23 lại xuất hiện như thường lệ. Sứ mệnh mà gần 86 triệu dân Việt Nam dành cho họ trên đất Lào sắp tới là rất đặc biệt khi mà bóng đá nước nhà đã có những thay đổi hết sức tích cực trong suốt những năm qua...
1. Vị thế của nhà vô địch
Chúng ta không phải là ĐKVĐ Sea Games, thậm chí ở kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần trước thì đội tuyển U-23 còn để lại những nỗi đau rất lớn sau khi thúc thủ tới 0-5 trước Singapore ở trận tranh Huy chương Đồng. Nhưng người Việt Nam, nhất là sau kỳ tích ở AFF Cup 2009 đã luôn nghĩ mình là những nhà vô địch bóng đá Đông Nam Á. Các đội bóng mạnh trong khu vực như Indonesia, Singapore, Malaysia và Thái Lan dù đều đang đứng trên chúng ta trên BXH FIFA nhưng chẳng còn là nỗi sợ hãi và lo lắng như trong quá khứ.
Đã lên tới đỉnh một lần thì người ta có quyền nghĩ tới lần tiếp theo và mục tiêu lên ngôi ở Sea Games 25 lần này là để cụ thể hóa mọi suy nghĩ cũng như mong ước của bóng đá Việt Nam, tức là đặt cả Đông Nam Á dưới sự "thống trị" của mình. Chúng ta hoàn toàn có quyền tin vào điều này bởi lứa U-23 vào thời điểm hiện tại đã được rèn giũa ở V-League - giải đấu có chất lượng nhất khu vực. Điều này thì không phải bất cứ cá nhân nào của các đội bóng tham dự Sea Games đều có được.
Quan trọng là chúng ta phải làm sao để phát huy được tất cả những lợi thế về mặt tâm lý cũng như chuyên môn của mình để xác lập một trật tự hoàn toàn mới trong làng bóng đá Đông Nam Á. Bệ phóng từ AFF Cup 2008 là vô cùng thuận lợi và thày trò ông Calisto sẽ phải làm mọi cách để thực sự "nâng tầm" được vị thế của bóng đá nước nhà chứ không thể để chiến tích AFF Cup chỉ là những kỉ niệm...
2. Hạ bệ Thái Lan
Người Thái đã làm chủ sân chơi Sea Games trong suốt 16 năm qua (từ năm 1993 ở Sea Games 17 ở Singapore) và dù có nhiều thăng trầm qua các lần thay máu lực lượng nhưng họ vẫn duy trì được vị thế độc tôn của mình. Bóng đá Thái Lan đã bị hạn chế đi khá nhiều sức mạnh sau khi Sea Games bị biến thành sân chơi riêng của các cầu thủ U-23 nhưng người Thái vẫn biết cách thích nghi và hết lần này tới lần khác chấm dứt những "cơn mơ hoang đường" của các đội thủ về một cuộc hạ bệ.
Chúng ta đã không ít lần tiến sát tới mục tiêu, nhưng ngay cả khi được chơi tại Mỹ Đình ở Sea Games 22 thì chiến thắng vẫn luôn là một khái niệm khá xa vời. Nhưng ở Sea Games 25 diễn ra trên dất Lào tới đây thì mọi chuyện rất có thể sẽ khác. Khoảng cách giữa các đội tuyển Việt
Người Thái sẽ còn phải chiến đấu để bảo vệ "ngôi vị cuối cùng" của mình ở khu vực với sự uy hiếp rất lớn từ cả
3. Khẳng định chính mình
Trong môi trường V-League hiện tại, mỗi cầu thủ đều ý thức rất rõ về những điều mà họ nhận được nếu như tỏa sáng trong màu áo đội tuyển quốc gia và đội tuyển U-23. Chưa nói đến chuyện tiền thưởng nếu như đạt được vinh quang, sự tỏa sáng trong màu áo đội tuyển là con đường ngắn nhất để các cầu thủ xây dựng cho mình một thương hiệu và nâng giá chính mình trên thị trường chuyển nhượng.
Bóng đá chuyên nghiệp là thế, luôn chuộng hàng chất lượng cao và đã được kiểm chứng. Thế nên, sân chơi Sea Games tới đây là màn quảng cáo rất hữu dụng của các cầu thủ trẻ trên con đường tạo lập sự nghiệp của mình. Một vài người có thể sẽ sớm trở thành những ngôi sao sáng, nhận lương tháng vài chục triệu đồng kèm theo những khoản lót tay kỷ lục.
Không phải nói đến vấn đề này là cổ xúy cho chủ nghĩa lợi ích cá nhân, nhưng đã coi bóng đá là một nghề thì phải như vậy. Chiến đấu cho màu cờ sắc áo và cho cả chính tương lai của mình sẽ khiến các cầu thủ có trách nhiệm hơn trong từng đường bóng, chắt chiu hơn trong từng cơ hội...
Mong rằng thày trò HLV Calisto ý thức được những cơ hội và thách thức đang đến với mình. Sea Games này chúng ta bước tới với nhiều vị thế mới và đừng bao giờ để lỡ cơ hội ngàn năm có một như hiện tại khi chúng ta đang có một "bệ phóng" quá tốt là chức vô địch AFF Cup 2008...
Vô địch Sea Games tức là đặt thêm một nền tảng vững chắc nữa cho đẳng cấp của bóng đá Việt