Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games 25) đã chính thức khép lại sau buổi lế Bế mạc trên sân vận động quốc gia Lào. Đoàn thể thao Việt Nam đã rời Vientiane với thành tích 83 HCV, 75 HCB, 57 HCĐ và xếp thứ 2 toàn đoàn. Đây là thành tích tốt nhất của đoàn thể thao Việt Nam trong 3 kỳ SEA Games gần đây.
Dưới đây là 10 nét nổi bật nhất của đoàn thể thao
1.
Nếu như đồng đội Hoàng Anh Tuấn trở thành vận động viên gây thất vọng nhất thì Dương Thanh Trúc lại trở thành vận động viên đoạt HCV bất ngờ nhất. Có lẽ ngay cả lãnh đội Đỗ Đình Kháng lẫn HLV Phạm Danh Tốn đều không thể ngờ rằng Dương Thanh Trúc lại thi đấu xuất sắc như vậy.
Sinh năm 1984, lực sỹ Dương Thanh Trúc đã tới Vientiane để tranh tài ở hạng 77kg và mục tiêu của anh chỉ là giành HCB. Trong ngày thi đấu 12/12, Dương Thanh Trúc đã nâng được mức tổng cử là 295kg, bằng với Zulkifli (Malaysia) nhưng anh đã chiến thắng khi có trọng lượng cơ thể nhẹ hơn đối thủ. Chiếc HCV của Thanh Trúc xứng đáng là bất ngờ nhất của đoàn thể thao
2. Nữ VĐV có HCV bất ngờ nhất:
Những ai có mặt tại Nhà thi đấu Beung Kha Nhong ngày 14/12 sẽ không thể quên được hình ảnh nữ võ sỹ Tuyết Mai bé nhỏ đánh bại nữ võ sỹ Thái Lan Vatanapackdee. Liên tục dồn ép đối thủ vào góc võ đài rồi “hạ gục” bằng những miếng đòn hiểm hóc, Tuyết Mai đã giành HCV duy nhất cho đội tuyển Muay Việt Nam tại SEA Games 25. Điều đặc biệt là môn thi đấu Muay vốn của người Thái luôn thống trị ở các kỳ SEA Games nhưng Tuyết Mai đã tạo ra bất ngờ và manh vinh quang về cho Tổ quốc ở SEA Games năm nay.
3. “Bộ đôi” ăn ý nhất
Ở SEA Games 25 có nhiều cặp vận động viên Việt Nam thi đấu ở những nội dung: Wushu đối luyện tay không - vũ khí, Bi sắt đồng đội, Bóng chuyền bãi biển… nhưng danh hiệu “bộ đôi” ăn ý nhất đã thuộc về Kiến Quốc và Quang Linh. Hai tuyển thủ Bóng bàn Việt
4. Vận động viên nhiều Huy chương Vàng nhất:
Xạ thủ Ngô Hữu Vương đã thể hiện phong độ thi đấu xuất sắc tại SEA Games 25 khi giành 2 HCV cá nhân (súng hơi di động 10m hỗn hợp giành cho Nam và súng trường hơi di động 10m Nam). Ngoài ra, Ngô Hữu Vương còn cùng các đồng đội giành thêm HCV ở nội dung súng hơi di động 10m đồng đội nam và súng trường hơi di động 10m đồng đội nam.
Như vậy, riêng Ngô Hữu Vương đã rời SEA Games 25 với 4 tấm HCV và xứng đáng là vận động viên có nhiều “Vàng “ nhất của đoàn thể thao Việt Nam trong những ngày tranh tài ở thủ đô Vientiane.
5. Trận chung kết nhanh nhất:
Đó là trận chung kết môn Taekwondon đối kháng, hạng dưới 87kg giữa VĐV Nguyễn Trọng Cường và So Naro (Campuchia). Ngay khi trận đấu mới chỉ bắt đầu khoảng 20 giây, nhà ĐKVĐ SEA Games Nguyễn Trọng Cường đã tung ra cú chẻ chân từ trên cao trúng vào mặt của VĐV Campuchia. Choáng váng sau cú ra đòn hiểm của Trọng Cường, So Naro đã phải rút lui khi trận chung kết mới chỉ bắt đầu được đúng… 20 giây.
Nguyễn Trọng Cường đã 3 lần liên tiếp vô địch SEA Games. Anh đã được chọn là vận động viên cầm cờ cho đoàn thể thao Việt Nam diễu hành trong buổi Lễ khai mạc SEA Games 25 tại sân vận động quốc gia, thủ đô Vientian, Lào.
6. Ngày nhiều Huy chương Vàng nhất:
Ngày 17/12 sẽ là ngày đáng nhớ nhất của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 25. Trong ngày thi đấu này, các đội tuyển Việt Nam đã mang về tới 20 HCV, 16 HCB và 8 HCĐ. Cú “bứt phá” ngoạn mục này đã giúp đoàn thể thao Việt Nam bám sát Thái Lan ở vị trí đầu bảng tổng sắp huy chương và khẳng định ngôi nhì bảng (vượt xa các nước phía sau như Indonesia, Malaysia về số huy chương tại SEA Games 25).
Ngày 17/12 cũng là ngày buồn bã nhất của đoàn thể thao Việt Nam khi đội tuyển bóng đá Nam đã thất bại trước Malaysia trong trận chung kết và một lần nữa lại lỗi hẹn với chiếc Huy chương Vàng ở đấu trường SEA Games.
7. Đội tuyển nhiều Huy chương Vàng nhất:
Không hổ danh là “mỏ vàng” của Việt Nam tại các kỳ SEA Games, đội tuyển bắn súng đã mang về tổng cộng 31 huy chương gồm: 11 HCV, 12 HCB và 8 HCĐ. Các xạ thủ Mạnh Tường, Hữu Vương, Hồng Hà, Xuân Vinh… đã 11 lần giúp Quốc kỳ Việt Nam bay cao tại thủ đổ Vientiane, Lào.
8. Trận đấu hấp dẫn và quyết liệt nhất:
Đó là trận quyết đấu tranh giành “ngôi hậu” môn Bóng đá Nữ tại SEA Games 25 giữa hai kỳ phùng địch thủ Việt Nam và Thái Lan trên sân vận động Chao Anu-Vong vào chiều ngày 16/12.
Đội tuyển Nữ Việt Nam đã thi đấu bằng tất cả sức lực, tâm trí với đội tuyển Nữ Thái Lan trong suốt 120 phút (90 thi đấu chính thức và 2 hiệp phụ). Cuối cùng, các cô gái Việt Nam đã “hạ gục” Thái Lan trong loạt sút luân lưu đầy kịch tính để trở thành “tân nữ hoàng” bóng đá Đông Nam Á.
9. Vận động viên gây thất vọng nhất:
Danh hiệu này thuộc về lực sỹ cử tạ Hoàng Anh Tuấn. Nhà Á quân Olympic Bắc Kinh 2008 đã lần thứ 2 liên tiếp thất bại ở đấu trường SEA Games 25. Cử tạ Việt Nam tới Vientiane với chỉ tiêu 01 HCV và đó là chỉ tiêu giành cho Hoàng Anh Tuấn.
Tuy nhiên, Hoàng Anh Tuấn đã bước vào thi đấu trong trạng thái tự tin và hơi… ngạo mạn. Bại trận trước lực sĩ người Indonesia, Hoàng Anh Tuấn đã rời SEA Games 25 với hai bàn tay trắng. Ở SEA Games 24, Tuấn cũng không thể mang HCV cho đoàn thể thao Việt Nam.
10. Đội tuyển gây thất vọng nhất:
Danh hiệu này xứng đáng thuộc về đội tuyển bóng đá Nam. Bóng đá luôn là môn thi đấu có nhiều khán giả nhất tại các kỳ SEA Games, đặc biệt là môn bóng đá Nam. Đoàn quân HLV Calisto đã có những trận đấu xuất sắc ở vòng bảng, rồi “hạ gục” Singapore với tỷ số đậm đà 4-1 để hiên ngang bước vào chung kết.
Bước vào trận chung kết gặp U-23 Malaysia (đối thủ đã từng bị U-23 Việt Nam đánh bại với tỷ số 3-1 tại vòng đấu bảng), các học trò HLV Calisto đã chơi một trận đấu tệ hại nhất kể từ ngày đặt chân tới Vientiane. Đáng buồn vì đây là trận đấu quan trọng nhất của U-23 Việt Nam tại SEA Games năm nay. Họ chỉ cách bục vinh quang đúng 96 phút trên sân vận động quốc gia Lào. Họ đã gây thất vọng cho hàng triệu con tin hâm mộ bóng đá nước nhà khi một lần nữa lỗi hẹn với chiếc Huy chương Vàng tại SEA Games. Nửa thế kỷ trôi qua, đội tuyển bóng đá Nam vẫn chưa thể đăng quang ở đấu trường SEA Games.