Một câu nói khoái mồm đối với những người hay bình luận thể thao: Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi. Cho dù là phong độ yếu nhưng nếu xuất thần thì vinh quang chiến thắng cũng thuộc về họ.
Lý thuyết là lý thuyết, cuộc đấu vòng bảng tại kỳ World Cup năm nay trên sân cỏ Nam Phi đã định danh được các anh tài lọt vào vòng 1/16. Chỉ có điều, những người mê và có cảm tình với bóng đá châu Âu chắc thấy khá thất vọng vì hầu hết các đội của châu lục này đều đá rất chật vật, nhiều đội giàu truyền thống đã bị loại. Còn các đội lọt được vào vòng nốc ao thì phần lớn đến phút chót mới định được số phận.
Mặc dù mùa bóng này châu Âu có nhiều sa sút, nhưng nói chung về đẳng cấp xếp theo châu lục trong làng túc cầu thì hầu hết các đội bóng của lục địa già đều thuộc vào hàng đẳng cấp số một (một châu lục sản sinh ra bóng đá - một châu lục bóng đá từ lâu đã được chuyên nghiệp hóa và thậm chí bóng đá đã trở thành ngành “công nghiệp” kinh doanh với lợi nhuận khổng lồ). Các đội tuyển Italia, Đức đã nhiều lần nâng cao chiếc Cúp vô địch thế giới, làm cho cả hành tinh thèm khát, ngưỡng mộ. Mùa bóng này châu Âu có vẻ rệu rã, nhưng nếu có vẽ lại bản đồ bóng đá thế giới thì những ai khó tính nhất vẫn phải ghi chú châu Âu là vùng sáng số một vì châu lục này có cả một dải ngân hà và có nhiều chòm sao với nhiều vì sao rực rỡ. Còn các châu lục khác như châu Mỹ thì trên bầu trời chỉ có một số ít các chòm sao và những ngôi sao cực sáng (
Giới bình luận bóng đá và báo chí chắc sẽ trở lại mổ xẻ việc nhiều đội bóng châu Âu thất bại tại kỳ World Cup năm nay. Bởi mọi lần trước tỷ lệ các đội châu Âu chiếm phần lớn trong số các đội có mặt ở vòng 16. Nhưng lần này chỉ có 6 đội là Đức, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Slovakia, không còn Pháp, Italia. Với đội tuyển Italia, thất trận phơi áo không có nhiều bàn cãi. Còn đội Pháp phải xách valy về nước sớm thì như bị một vụ xì căng đan.
Năm 2006, thần tượng Zidane của bóng đá Pháp do bị một cầu thủ Italia miệt thị đã húc đầu vào ngực khiến cầu thủ này lăn kềnh trên sân cỏ, sau đó Pháp phải nhường Cúp vô địch vào tay Italia. Nhưng trong vụ đó người ta có thể thông cảm với Zidane. Còn bây giờ với đội Pháp chỉ nhận được sự trách móc, khó lòng được ai thông cảm. Theo dư luận đánh giá thì HLV Domenech không xứng là người cầm quân, xúc phạm học trò và bị học trò phản ứng lan chuyền làm cho cả đội Pháp rã rời, uể oải. Một HLV trưởng làm cho nhân tâm ly tán thì làm sao có sức mạnh được? Đó là hệ quả, hệ lụy dĩ nhiên.
Các đại diện châu Âu lọt vào vòng nốc ao đã chật vật, nay lại vô tình gặp phải “oan gia ngõ hẹp”: Họ phải tự loại nhau trong vòng này (Đức gặp Anh, Hà Lan - Slovakia, Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha). Nghĩa là sau vòng đấu này sẽ chỉ còn lại 3 đại diện của lục địa già đi tiếp.
Khép lại vòng bảng cũng đồng thời mở ra cuộc đấu nốc ao một mất, một còn đầy kịch tính, quyết liệt ở các vòng sau. Trong trận mở màn vòng 1/16, Hàn Quốc bị Uruguay loại (tỷ số 1-2) đã gây một sự nuối tiếc vô bờ bến cho người Hàn và cả những người đam mê bóng đá có chút tư tưởng thiên vị “cục bộ” máu đỏ da vàng châu Á, bởi họ muốn những đại diện châu lục mình chiến thắng (giống như cả lục địa đen mừng cho chiến thắng của Ghana). Tuy nhiên, dù thua thì những chàng trai xứ Hàn vẫn ngẩng cao đầu ra về với tâm trạng kiêu hãnh, vinh quang. Và chúng ta cùng cầu mong đội tuyển Nhật Bản sẽ tỏa sáng trong trận đấu gặp