Có khá nhiều ý kiến rằng đã đến lúc Thể thao Việt Nam (TTVN) cần "đoạn tuyệt" với đấu trường SEA Games để kết thúc thời kỳ đi tắt đón đầu, hướng tới các đấu trường lớn hơn là ASIAD và Olympic, nhưng tại Hội nghị triển khai công tác năm 2011 diễn ra trước thềm năm mới, ngành thể thao vẫn xác định đấu trường SEA Games là nhiệm vụ thường xuyên, cần được tập trung đầu tư.
Chú trọng Olympic và ASIAD
Thất bại ở ASIAD 16 đã cho thấy những điểm yếu của TTVN trong quá trình hội nhập. Việc đầu tư quá dàn trải chưa phát huy được những môn thế mạnh nằm trong các nội dung thi đấu của Olympic và ASIAD. Vì thế, năm 2011 sẽ năm đánh dấu sự thay đổi chiến lược, trong đó việc chuẩn bị cho các đại hội lớn sẽ được quan tâm, đầu tư kỹ lưỡng hơn.
Trong năm 2011, TTVN sẽ tập trung chuẩn bị cho các cuộc thi đấu tại vòng loại Olympic 2012 để giành suất đến
SEA Games: Duy trì "nhóm 3"
Dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là đấu trường SEA Games đã giúp cho TTVN hội nhập và khẳng định vị thế ở khu vực.
Thể thao Hà Nội cũng đã có những đóng góp tích cực vào thành công chung của TTVN tại các kỳ SEA Games, những tài năng của thể thao Hà Nội cũng hứa hẹn sẽ mang về những thành công mới. Dự kiến ở kỳ SEA Games này, TTVN sẽ tham gia tranh tài ở 28 môn/44 môn là: điền kinh, bơi, lặn, bắn cung, cầu lông, billiard, canoeing/kayak, xe đạp, quyền Anh, bi sắt, đấu kiếm, bóng đá, judo, cờ vua, rowing, vovinam, cầu mây, pencak silat, bắn súng, taekwondo, bóng bàn, tennis, bóng chuyền, cử tạ, vật, wushu, karatedo và thể dục. Với lực lượng mạnh các môn lặn, bắn cung, canoeing, quyền Anh, bi sắt, đấu kiếm, rowing, cầu mây, wushu, vật, karatedo... Thể thao Hà Nội vẫn sẽ là đội quân chủ lực, đóng góp khoảng 50% số HCV cho Đoàn TTVN.
Mục tiêu của TTVN tại đấu trường SEA Games vẫn là ở tốp 3. Vụ Thể thao thành tích cao - Tổng cục TDTT cũng đề ra khá nhiều biện pháp để đạt mục tiêu này như: tuyển chọn, tập trung tập huấn khoảng 1.000 - 1.200 VĐV, HLV tại 3 địa điểm tập huấn trong nước cũng như tại những nước có nền thể thao phát triển, ưu tiên đầu tư trọng điểm cho những môn có khả năng giành HCV ở SEA Games, tạo điều kiện cho những nội dung thế mạnh được tham dự các giải quốc tế cũng như tập huấn ở nước ngoài…
Trong hoàn cảnh TTVN chưa đủ lực để vươn tới đấu trường Olympic, ASIAD thì việc vẫn duy trì thế mạnh ở SEA Games là cần thiết và cũng để tạo đà cho quá trình chuyển dịch đầu tư vào các đấu trường cao hơn. Cách làm này cũng là để tránh "mất cả chì lẫn chài".