Đối thủ và đạo đức sân cỏ

16:05, 24/02/2014

V. League 2014 đi qua 6 vòng đấu, khi mà điều đọng lại về chuyên môn chưa đáng là bao so với mong đợi của người hâm mộ thì các trận đấu vừa qua lại đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về đạo đức sân cỏ đang ngày càng có xu thế gia tăng.

Bóng đá luôn cần những không khí cổ vũ sôi động, tính quyết liệt, đối kháng cao, nhưng không vì thế mà sự cổ vũ của khán giả lại luôn có những hành vi thiếu văn hoà nhằm vào đối thủ như chửi bới, lăng mạ cầu thủ đối phương, ném các loại đồ vật có trong tay xuống sân, thậm chí còn gây ra cảnh đánh lộn lẫn nhau giữa các cổ động viên.

 

Còn trên sân bãi, không ít cầu thủ chơi xấu đối phương, thậm chỉ có những hàng động triệt hạ đối thủ. Những hành vì ấy thật sự phảm cảm, phi thể thao và còn bị lên án là thiếu đạo đức. Tại V. League 2014, khán giả đã phải rùng mình trước các pha vào bóng triệt hạ đối phương của Đinh Văn Ta (Ninh Bình), rồi mới đây nhất là cú vào bóng dẫn đến gẫy chân của cầu thủ Bruno (Than Quảng Ninh), cú vào bóng triệt hạ đối phương bằng cả 2 chân của Hải Anh (Quảng Nam)… Những hành vì đó đã làm tổn hại đến bóng đá và cũng làm cho khán giả chân chính không muốn đến sân cỏ khi các trận đấu tại V. League diễn ra. Mọi người đang chờ và mong muốn Ban Tổ chức giải có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng phi thể thao để giải thi đấu thành công như mong muốn.

 

Tuy nhiên, trong khi chờ đợi một biện pháp mạnh, kịp thời, đủ sức răn đe thì hàng triệu người hâm mộ bóng đá nước nhà luôn mong muốn các cầu thủ trước hết hãy tự giữ mình trong thi đấu và luôn coi đối thủ trên sân là những đồng nghiệp. Thi đấu quyết liệt nhưng khi làm chấn thương đối thủ cũng có nghĩa là làm mất đi nghề nghiệp, miếng cơm, manh áo của đồng nghiệp của mình. Chắc chắn những cầu thủ dù vô tình hay hữu ý làm chấn thương nặng đối thủ của mình sẽ không thể không có lúc hối hận, day dứt. Vì vậy trên sân, các cầu thủ cần phải được trang bị những kiến thức phòng tránh tai nạn, được giáo dục về đạo đức thi đấu như giáo dục về đạo đức nghề nghiệp để môn thể thao mang tính tập thể cao như bóng đá ngày càng mang đậm tính chất văn hoá cộng đồng, vì cộng đồng xã hội.

 

Một nền thể thao, trong đó có bóng đá muốn phát triển trước hết phải hướng tới vì người hâm mộ, vì đỉnh cao của trình độ chuyên môn cần phải vươn tới. Những quốc gia có nền thể thao phát triển sẽ ngày càng ít đi tiêu cực, ít đi những hành vi bạo lực, phản văn hoá. Người hâm mộ bóng đá Việt Nam không đồng tình và lên án những hành vi bạo lực sân cỏ, hành vi thiếu văn hoá trong cổ vũ của khán giả nêu trên; đồng thời cũng rất công bằng khi đánh giá rất cao những việc làm vì thể thao của những đội bóng, những cổ động viên. Hình ảnh đội kèn của hội cổ động viên đội Thành Hoá rất ấn tượng và nhận được sự yêu mến của người hâm mộ cả nước; những tinh thần thi đấu nhiệt tình, nhưng cũng rất tôn trọng đối thủ, tôn trọng khán giả của nhiều cầu thủ cũng đã để lại thiện cảm cho rất nhiều người, họ xứng đáng là những cầu thủ chân chính, là một cầu thủ của công chúng như: Công Vinh, Minh Phương, Thành Lương…

 

Người hâm mộ cũng rất đồng tình với Ban lãnh đạo đội U-19 Việt Nam đã không triệu tập những cầu thủ có tính thi đấu bạo lực vào đội tuyển và luôn giáo dục các cầu thủ thi đấu vì chuyên môn, tôn trọng đối thủ bằng tinh thần thi đấu tích cực và luôn coi đối thủ là đồng nghiệp. Cách đào tạo, bồi dưỡng giáo dục cầu thủ như các cầu thủ U-19 Việt Nam hiện nay là việc rất nên làm để bóng đá Việt Nam tiến bộ.