Với quyết tâm cao độ về cải thiện môi trường kinh doanh để hội nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế, trong năm 2014 và ngay từ những tháng đầu năm 2015, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp, tăng cường chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng và phong cách làm việc cảu cán bộ, công chức, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong quản lý, điều hành thực hiện các thủ tục hành chính … để trong lộ trình sớm nhất đưa môi trường kinh doanh của nước ta tiến kịp với cá nước phát triển trong khu vực và thế giới.
Minh chứng cho những quyết tâm trên, mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ: “ Việt Nam không thể chấp nhận vị trí hiện tại về môi trương kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được, không có lý do gì không cải thiện được môi trường kinh doanh, ít nhất cũng phải bằng mức trung bình của các nước ASEAN- 6 vào cuối năm 2015”.
Theo lộ trình và quyết tậm của Chính phủ, việc thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia phải được kiểm đếm, đánh giá cụ thể những việc đã làm được theo hàng quý, hàng tháng, đồng thời đề ra ra các giải pháp cần tiếp thục thực hiện. Việc đánh giá sẽ tiến hành cùng với giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và các địa phương, qua đó lấy kết quả để đánh giá thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Các chỉ tiêu cần thực hiện cũng được nêu rất cụ thể để tập trung chỉ đạo thực hiện như: Đến hết năm 2015, các chỉ tiêu về môi trương kinh doanh của Việt Nam đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN- 6, theo đó thời gian nộp thuế sẽ là 121,5 giờ (hiện nay là 247 giờ); thời gian nộp bảo hiểm xã hội là 49,5 giờ (hiện nay là 235 giờ); số doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 95%, nộp thuế điện tử đạt tối thiểu 90%; giảm mạnh thời giạn thông quan với hàng hoá xuất khẩu (tối đa 13 ngày), hàng nhập khẩu (14 ngày); thành lập doanh nghiệp tối đa 6 ngày; tiếp cận điện năng còn 36 ngày (hiện nay là 70 ngày); phá sản doanh nghiệp còn 30 tháng (hiện nay là 60 tháng). …
Đến năm 2016, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam phải đạt tối thiểu ở mức trung bình của các nước ASEAN- 4 (Thái Lan, Singapore, Philippin, Malaysia) trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế như: khởi sự kinh doanh, tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế, hải quan, bảo hiểm bắt buộc, cấp phép xây dựng, tiếp cận tín dụng, giải quyết tranh chấp thương mại … Nhằm đạt được các mục tiêu nêu trên, hàng loạt các giải pháp sẽ được triển khai thực hiện quyết liệt, trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu cải thiện điểm số và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia; xây dựng cơ chế bảo đảm các loại thị trường hàng hoá, lao động, chứng khoán, bất động sản; khoa học công nghệ vận hành đầy đủ, ngày càng trở thành yếu tố quyết định trong việc phân bổ nguồn lực cho phát triển...
Đôi với tỉnh ta, việc coi trọng thực hiện cải cách hành chính, tạo mọi điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động đã được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây và là tỉnh có môi trường kinh doanh vào loại tốt trong cả nước. Hiện tại, Thái Nguyên cũng đang là điểm đến cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong năm 2014, tỉnh ta có bước phát triển nhanh về giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Trong chương trình triển khai thực hiện cải cách hành chính của Chính phủ, Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp theo sự chỉ đạo của Trung ương, vận dụng hiệu quả vào tình hình địa phương để Thái Nguyên ngày càng là địa phương có môi trường kinh doanh tốt trong cả nước.