Những nội dung cần tập trung thực hiện về công tác An toàn vệ sinh thực phẩm

07:52, 27/08/2012

Nhằm tăng cường công tác bảo đảm An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã đề ra một số nội dung quan trọng cần tập trung triển khai thực hiện từ nay đến cuối năm, đó là:

Đối với công tác chỉ đạo, tổng hợp báo cáo, Phòng Y tế là cơ quan thường trực tham mưu cho Ban chỉ đạo địa phương thực hiện chiến lược dinh dưỡng và kế hoạch bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của các huyện, thành phố, thị xã; tổng hợp báo cáo công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm định kì (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, năm) gửi cho Ban chỉ đạo tỉnh (thường trực là Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh).

Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm báo cáo định kì về chuyên môn công tác an toàn vệ sinh thực phẩm cho cấp trên theo quy định; thống kê cơ sở sản xuất trên địa bàn, lập danh sách y tế thôn bản gửi về Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh theo yêu cầu. Về công tác thông tin giáo dục truyền thông, phòng Y tế, Trung tâm Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng các chương trình tuyên truyền, chuyên mục vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và trên Báo Thái Nguyên, Đài PT- TH tỉnh …

 

Phòng Y tế, Trung tâm Y tế phối hợp với các cơ quan tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng trên địa bàn theo kế hoạch. Công tác cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm thực hiện bảo đảm đúng quy định. Hoạt động cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần bảo đảm đúng về đối tượng và quy định phân cấp việc cấp giấy chứng nhận. Việc cấp chứng chỉ tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm phải được thực hiện theo đúng quy định, thông tư hướng dẫn hiện hành.

 

Về công tác kiểm tra, thanh tra, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cần được đẩy mạnh tại các cơ sở, triển khai các hoạt động lấy mẫu giám sát mối nguy cơ ô nhiễm thực phẩm tại các điểm trên địa bàn toàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở thực phẩm và thực hiện giám sát theo phân cấp quản lý của Bộ Y tế. Khi có ngộ độc thực phẩm trên địa bàn, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã thực hiện đầy đủ trình tự báo cáo điều tra, xử lý và khắc phục hậu quả theo quy định, nhằm hạn chế tốt nhất hậu quả do ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Thực hiện đầy đủ trình tự báo cáo điều tra, xử lý và khắc phục hậu quả theo quy định, nhằm hạn chế tốt nhất hậu quả do ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

 

Phòng Y tế, Trung tâm Y tế phối hợp với các cơ quan tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng trên địa bàn theo kế hoạch. Công tác cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm thực hiện bảo đảm đúng quy định. Hoạt động cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần bảo đảm đúng về đối tượng và quy định phân cấp việc cấp giấy chứng nhận. Việc cấp chứng chỉ tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm phải được thực hiện theo đúng quy định, thông tư hướng dẫn hiện hành.

 

Về công tác kiểm tra, thanh tra, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cần được đẩy mạnh tại các cơ sở, triển khai các hoạt động lấy mẫu giám sát mối nguy cơ ô nhiễm thực phẩm tại các điểm trên địa bàn toàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở thực phẩm và thực hiện giám sát theo phân cấp quản lý của Bộ Y tế. Khi có ngộ độc thực phẩm trên địa bàn, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã thực hiện đầy đủ trình tự báo cáo điều tra, xử lý và khắc phục hậu quả theo quy định, nhằm hạn chế tốt nhất hậu quả do ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.