Ngày 26/2, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà Hungary tại Việt Nam ngài Vizzi László đã đến thăm và làm việc tại Thái Nguyên. Tiếp Đại sứ và Đoàn công tác có đồng chí Phạm Xuân Đương, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Quốc Vượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo sở Kế hoạch - Đầu tư và một số cơ quan chức năng của tỉnh.
Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Xuân Đương đã giới thiệu với Đại sứ và các thành viên trong đoàn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua; những tiềm năng, cơ hội, cơ chế, chính sách mà tỉnh dành cho các nhà đầu tư; mong muốn ngài Đại sứ sẽ là cầu nối để ngày càng nhiều doanh nghiệp, công ty của Hungary biết đến và tìm cơ hội hợp tác, đầu tư tại Thái Nguyên.
Đại sứ Vizzi László đã cảm ơn sự tiếp đón chân tình, cởi mở mà lãnh đạo tỉnh đã dành cho ông và Đoàn, đồng thời cho biết, Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên kể từ khi trở thành Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam ông đến trong 63 tỉnh, thành trong cả nước. Cách đây 3 năm, ông đã đến Thái Nguyên để thăm Khu Di tích lịch sử ATK Định Hóa, giờ trở lại, ông cảm nhận được sự thay đổi nhanh chóng, cùng định hướng phát triển đúng đắn của tỉnh. Đại sứ Vizzi László hứa sẽ tích cực giới thiệu Thái Nguyên đến các doanh nghiệp nước mình và thông tin, thế mạnh của Hungary hiện nay chính là công nghệ xử lý rác thải và công nghệ về môi trường.
Ngay sau buổi làm việc với các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, Đại sứ Vizzi László cùng đoàn công tác của tỉnh đã khảo sát, tìm hiểu việc triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp Nhà máy sản xuất giấy, bột giấy ECI Thái Nguyên tại huyện Phú Bình. Đây là Dự án mà Chính phủ
Theo Quyết định 352/QĐ-UBND ngày 12-2-2010 của UBND tỉnh về việc cho phép khảo sát, lập quy hoạch xây dựng và lập Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp Công nghiệp Nhà máy sản xuất giấy, bột giấy ECI thì Tổ hợp Công nghiệp Nhà máy sản xuất giấy, bột giấy ECI Thái Nguyên gồm 4 nhà máy: Nhà máy bột giấy giai đoạn 1 với công suất 260 nghìn tấn bột/năm, giai đoạn 2 là 390 nghìn tấn bột/năm, seo giấy trắng tràng phấn 450 tấn giấy/năm; Nhà máy nước sạch 35 nghìn m3/ngày, đêm; Nhà máy nước thải 25 nghìn m3/ngày, đêm và Nhà máy Nhiệt điện với công suất 42MW. Địa điểm thực hiện Dự án tại 2 xã: Xuân Phương và Kha Sơn, diện tích khoảng 220ha, với số vồn đầu tư khoảng 10 nghìn tỷ đồng. Dự kiến, Dự án bắt đầu khởi công xây dựng vào quý II/2010.