Với tư cách Chủ tịch ASEAN 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị G20 xem xét thiết lập thí điểm cơ chế tham vấn chính sách với một số tổ chức khu vực, bao gồm ASEAN.
Ngày 12/11, Đoàn cấp cao Chính phủ Việt
Chủ đề của Hội nghị lần này là “Tăng trưởng đều khắp sau khủng hoảng” với các nội dung thảo luận chính gồm Kinh tế thế giới và Khuôn khổ tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và bân bằng; Các vấn đề phát triển; Thương mại; Cải cách các thể chế quốc tế và Mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu; Cải cách các quy định tài chính; Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh.
Các nước tham dự Hội nghị cho rằng, kinh tế thế giới tiếp tục quá trình phục hồi sau khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu 2008-2009. Tuy nhiên, sự phục hồi này chưa thật sự bền vững và đồng đều giữa các nước và khu vực, đặc biệt là giữa các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc, Ấn Độ, một số nền kinh tế mới nổi với các nền kinh tế phát triển như Mỹ, châu Âu.
Cần tiếp tục ưu tiên các vấn đề phát triển
Tham dự các phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các bài phát biểu quan trọng về những chủ đề được thảo luận tại Hội nghị.
Về chủ đề Kinh tế thế giới và Khuôn khổ tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá sự phối hợp chính sách chưa từng có ở cấp độ khu vực và toàn cầu dưới sự dẫn dắt của G20 là nguyên nhân quan trọng hàng đầu giúp kinh tế thế giới có những bước phục hồi nhanh chóng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị G20 xem xét thiết lập thí điểm cơ chế tham vấn chính sách với một số tổ chức khu vực, bao gồm ASEAN để trao đổi thông tin, quan điểm về các vấn đề kinh tế, tài chính khu vực và toàn cầu cũng như phối hợp triển khai các quyết sách quan trọng của G20.
Về Các vấn đề phát triển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh các nước thành viên G20, đặc biệt là nước chủ nhà Hàn Quốc, đã đưa chủ đề này vào chương trình nghị sự.
Thủ tướng đề nghị G20 cần tiếp tục ưu tiên Các vấn đề Phát triển trong chương trình nghị sự của các hội nghị thượng đỉnh tới, đồng thời tiếp tục có các biện pháp hỗ trợ các nước đang phát triển, nhất là các nước bắt đầu đạt mức thu nhập trung bình, để giúp các nước này không rơi lại vào nhóm nước thu nhập thấp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mong muốn G20 xem xét sớm thành lập thành lập Mạng lưới G20 về Chia sẻ kiến thức với sự tham dự của các nước thành viên G20 và một số nước ngoài G20, khẳng định ASEAN cũng như Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước G20 triển khai chương trình nghị sự về phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon trước giờ khai mạc Hội nghị. |
Phát biểu về chủ đề Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các nước G20 nỗ lực nhằm đạt được Thỏa thuận quốc tế mới mang tính pháp lý ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu sau năm 2012 tại Hội nghị lần thứ 16 các Bên tham gia nghị định thư Kyoto tại Calcul (Mexico) vào cuối tháng 11/2010.
Thủ tướng nêu hai sáng kiến về việc G20 thành lập Quỹ đặc biệt hỗ trợ các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đối khí hậu và Diễn đàn các quốc gia ven biển đối phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái biển để chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp hành động.
Thông qua Đồng thuận
Trong bối cảnh có những khó khăn và thách thức nhất định, các nước tham dự Hội nghị đã nỗ lực đàm phán để đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Một trong những kết quả nổi bật của Hội nghị là đã đưa được các nội dung phát triển thành trọng tâm của cương trình nghị sự của G20, đặc biệt thông qua được Đồng thuận Seoul về Phát triển vì Tăng trưởng chung với Kế hoạch Hành động nhiều năm để cụ thể hoá và thực hiện Đồng thuận này.
Đồng thuận Seoul nêu rõ 9 lĩnh vực then chốt trong chương trình nghị sự G20 về phát triển, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, thương mại, đầu tư tư nhân và tạo việc làm, an ninh lương thực, tăng trưởng bền bỉ, khả năng cung cấp tài chính đều khắp, huy động nội lực, và chia sẻ kiến thức.
Bên cạnh việc hỗ trợ các nước kém phát triển và thu nhập thấp, theo đề xuất của Việt Nam và một số nước đang phát triển tại Hội nghị, các nước G20 cũng ghi nhận sự cần thiết hỗ trợ các nước đang phát triển nói chung.
Hội nghị cũng đạt được đồng thuận về nhiều nội dung quan trọng, bao gồm việc thông qua Chương trình Hành động Seoul nhằm triển khai Khuôn khổ Tăng trưởng Mạnh mẽ, Bền vững và Cân bằng. Hội nghị cũng tái khẳng định cam kết của G20 nỗ lực sớm kết thúc Vòng Đàm phán
Hội nghị thông qua nhiều quy định mới về cải cách các quy định tài chính nhằm ngăn ngừa những rủi ro trong các hệ thống tài chính, đồng thời đạt được đồng thuận về các biện pháp cải cách Quỹ Tiền tệ quốc tế theo hướng tăng quyền bỏ phiếu của các nước đang phát triển.
Sáng kiến của Hàn Quốc về thành lập Mạng lưới An toàn tài chính toàn cầu được nhiều nước ủng hộ và sẽ được tiếp tục nghiên cứu triển khai tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2011 ở Pháp.
Tại Hội nghị, các nước G20 cũng tái khẳng định sự cần thiết của việc phối hợp hành động và tham vấn chính sách với các nước ngoài G20, trong đó có việc đạt đồng thuận về số lượng khách mời tham dự các Hội nghị Thượng đỉnh G20 trong tương lai.
Ngay sau khi kết thúc thành công chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Seoul (Hàn Quốc), Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã lên đường về nước.