Đó là một trong những kết quả cụ thể được báo cáo tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết thực hiện chương trình cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2001-2010 diễn ra sáng nay (5-4). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và chủ trì Hội nghị. Tham gia Hội nghị, về phía tỉnh Thái Nguyên có các đồng chí: Vũ Hồng Bắc, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.
Hội nghị đã nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn trình bày Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2001-2010. Báo cáo nêu rõ, Chương trình tổng thể CCCH Nhà nước với mục tiêu: “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng” đã được thực hiện khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các Bộ, ngành và địa phương. Trong đó, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được Chính phủ xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, sửa đổi nhiều dự án luật, pháp lệnh quan trọng, yêu cầu các cơ quan chức năng ban hành các văn bản cụ thể hóa làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp. Chính phủ cũng đề ra nhiều giải pháp cụ thể đẩy nhanh tiến trình cải cách TTHC. Trước đòi hỏi thực tế, Thủ tướng tiếp tục phê duyệt Đề án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Quyết định 30/QĐ-TTg ngày 10-1-2007 của Thủ tướng - gọi tắt là Đề án 30).
Tiếp đó, Hội nghị đã nghe ý kiến phát biểu của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các bộ: Tư pháp, Tài chính, Thông tin & Truyền thông, Kế hoạch & Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương và UBND các địa phương: T.P Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bến Tre, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Các ý kiến đều nhất trí cao với Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình CCHC Nhà nước giai đoạn 2001-2010, đồng thời đề nghị làm rõ một số hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai và đề xuất giải pháp tháo gỡ để tiếp tục thực hiện thành công Chương trình CCHC Nhà nước giai đoạn 2010-2020.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự cố gắng của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện CCHC giai đoạn 2001-2010. Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu các báo cáo và những ý kiến phát biểu tại Hội nghị, nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, hạn chế làm căn cứ tiếp tục thực hiện trong giai đoạn tiếp theo, với nhận thức CCHC là một trong ba khâu đột phá để tiếp tục phát triển theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Thủ tướng cũng nhấn mạnh nhiệm vụ trong tâm trong thời gian tới là tập trung bảo đảm chất lượng các quy định về TTHC và công tác tổ chức triển khai thực hiện các TTHC trên thực tế; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, tập trung vào những vấn đề đang được dư luận quan tâm; đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công cộng để chăm lo tốt hơn đời sống nhân dân gắn với hiện đại hóa nền hành chính… án 30 được triển khai trên phạm vi toàn quốc, ở cả 4 cấp chính quyền (hơn 10.000 đơn vị cấp xã; khoảng 700 đơn vị cấp huyện, 1.300 sở, ngành cấp tỉnh; 400 vụ, cục trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ) với tất cả các TTHC trong lĩnh vực quản lý Nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Việc triển khai Đề án đã tạo đột phá trong cải cách TTHC ở nước ta với việc công bố Bộ cơ sở dự liệu quốc gia về TTHC tại 4 cấp chính quyền và công khai trên mạng internet gồm: Trên 5,7 nghìn TTHC, trên 9 nghìn văn bản quy định và trên 10.000 biểu mẫu thống kê TTHC. Bên cạnh đó, Bộ TTHC cấp huyện, cấp xã ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng được chuẩn hóa và thống nhất, thu gọn từ 10 nghìn bộ thủ tục cấp xã, 700 bộ cấp huyện xuống còn 63 bộ cấp xã, 63 bộ cấp huyện tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thống nhất thực hiện. Tính đến nay, Chính phủ đã hoàn thành giai đoạn 2 và tiếp tục thực hiện giai đoạn 3 của Đề án này với mục tiêu tiếp tục đơn giản hóa trên 5 nghìn TTHC còn lại thuộc phạm vi quản lý của 24 Bộ, ngành. Nếu phương án này được thực thi trên thực tế sẽ cắt giảm 37,31% chi phí tuân thủ TTHC, ước đạt gần 30 nghìn tỷ đồng/năm…