A. Giới thiệu chung: Tên Dự án: Đánh giá, điều chỉnh quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đại diện Chủ đầu tư: Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Thái Nguyên. Đơn vị Tư vấn lập Quy hoạch: Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao cấp Nước và Vệ sinh môi trường.
Xây dựng thuyết minh báo cáo Quy hoạch
Chương: Mở đầu
Chương I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Chương II: Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đến năm 2013 và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên
Chương III: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Chương IV: Các giải pháp thực hiện Quy hoạch và phương án đối phó biến đổi khí hậu
Kết luận và kiến nghị
Cụ thể như sau:
Chương: Mở đầu
I. Sự cần thiết lập quy hoạch
Trong những năm qua hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo cấp nước sạch cho người dân vùng nông thôn, nhất là người nghèo. Đến nay đã có 82% người dân nông thôn có điều kiện sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, trong đó có 38% từ các công trình cấp nước tập trung. Tuy nhiên do tác động của biến đổi khí hậu làm cho số lượng cũng như chất lượng nguồn nước bị thay đổi bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi ảnh hưởng đến việc cấp nước bền vững, chính vì thế việc Đánh giá, điều chỉnh quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
II. Các cơ sở pháp lý
III. Quan điểm quy hoạch
Đánh giá, điều chỉnh quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu phù hợp với Quy hoạch cấp nước các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, đồng thời phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong xây dựng và quản lý vận hành các công trình cấp nước một cách hợp lý;
Đánh giá, điều chỉnh quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới.
IV. Mục tiêu quy hoạch
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước cho người dân nông thôn, góp phần đảm bảo sức khỏe nhân dân.
- Khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên để góp phần bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Đánh giá được hiện trạng nguồn cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Thái Nguyên;
- Dự báo được các tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn cấp nước sinh hoạt nông thôn của tỉnh theo các kịch bản biến đổi khí hậu được Bộ TN&MT công bố đến năm 2020;
- Đề xuất được các giải pháp và hệ thống các công trình cấp nước tập trung trong tỉnh theo các giai đoạn 2015, 2020 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nhằm đáp ứng được các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Nước sạch và VSMTNT đến năm 2020, Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2012-2015.
V. Nhiệm vụ quy hoạch
- Thu thập tài liệu về tình hình phát triển dân sinh kinh tế, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cấp nước sạch nông thôn;
- Rà soát, đánh giá hiện trạng cung cấp nước sạch nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu bao gồm:
+ Khảo sát điều tra và đánh giá hiện trạng chất lượng công trình, hiện trạng công tác quản lý vận hành các công trình cấp nước tập trung nông thôn;
+ Hiện trạng công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình, khả năng đáp ứng nhu cầu về cấp nước phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, những tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề cần giải quyết đối với quy hoạch giai đoạn này;
+ Hiện trạng công trình cấp nước cho các cơ sở công cộng (trụ sở UBND, thị trấn, chợ, trạm y tế, trường học…) ở nông thôn tỉnh.
- Tính toán dự báo nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt qua các giai đoạn từ nay đến năm 2020 dưới tác động của sự phát triển kinh tế xã hội và biến đổi khí hậu;
- Đề xuất phương án quy hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các quy hoạch chuyên đề. Giải pháp quy hoạch tiên tiến và mang tính đồng bộ phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế tỉnh trong thời gian tới, từng bước phát triển về lĩnh vực cấp nước sạch ở khu vực nông thôn.
VI. Phạm vi thực hiện quy hoạch
- Về không gian: Quy hoạch được xây dựng trên địa bàn vùng nông thôn toàn tỉnh: địa phận các xã, thị trấn thuộc 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố.
- Về thời gian: đến năm 2020.
- Về nội dung: theo Chương trình mục tiêu quốc gia của Thủ tướng Chính phủ về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn gồm những lĩnh vực sau:
+ Cấp nước sạch nông thôn;
+ Cấp nước sạch cho các cơ sở công cộng nông thôn: trường học, trạm y tế.
Chương I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
2. Địa hình
3. Khí hậu
4. Đặc điểm địa chất thủy văn
II. Điều kiện kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng
1. Thực trạng phát triển kinh tế
2. Dân số
3. Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến cấp nước nông thôn
3.1. Giao thông
3.2. Điện lực
3.3. Giáo dục
3.4. Y tế
3.5. Thông tin liên lạc
Chương II: Hiện trạng, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đến năm 2013 và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới điều kiện tự nhiên
I. Hiện trạng cấp nước hiện nay
- Nguồn nước :
+ Nước mặt: Mạng lưới sông ngòi của tỉnh Thái Nguyên có 2 sông chính là sông Cầu và sông Công. Hiện nay nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển công, nông nghiệp toàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguồn nước mặt từ 2 sông này. Tuy nhiên hiện nay sông Cầu đã và đang chịu ảnh hưởng của các nguồn nước thải trực tiếp do đó chất lượng bị suy giảm nghiêm trọng. Chất lượng nước sông Công ổn định hơn, hàm lượng các kim loại nặng như chì, asen, Fe, Mn, Sn, Zn nhỏ hơn TCVN 5942 – 1995.
+ Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm tại Thái Nguyên khá lớn, khoảng 3 tỷ m3 nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế. Chất lượng nước ngầm đều nhạt với M=0.1 – 0.6 g/l, thành phần Bicacbonat-Canxi hoặc Canxi-Natri đáp ứng yêu cầu sử dụng cho ăn uống sinh hoạt. Chất lượng nước nhìn chung có thể sử dụng vào mục đích sinh hoạt nhưng phải xử lý Mn làm thoáng và lọc cát.
- Công trình cấp nước tập trung: Hiện nay trên địa bản tỉnh có 217 công trình cấp nước tập trung nông thôn trong đó 38 công trình hoạt động bền vững, 92 công trình hoạt động trung bình, 48 công trình hoạt động kém hiệu quả và 39 công trình không hoạt động.
- Hiện trạng kỹ thuật: các vấn đề về đường ống (bục vỡ tuyến ống chính, hỏng cửa thu đầu nguồn, hỏng van điều tiết, tắc cửa thu đầu nguồn), khả năng mở rộng nâng cấp;
- Hiện trạng quản lý vận hành: các hình thức quản lý hiện nay, giá thành và giá bán.
II. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch
Sau 3 năm thực hiện Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Thái Nguyên, số công trình cấp nước tập trung tăng từ 150 lên 217 công trình; số người dân nông thôn được cấp nước tăng từ 90.647 người lên người.
III. Khảo sát đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới điều kiện tự nhiên
1. Tác động tới nguồn nước (nước mưa, nước mặt, nước ngầm) về số lượng và chất lượng: Đối với tài nguyên nước, tác động chủ yếu của BĐKH là sự thay đổi nhiệt độ, bốc hơi, mưa dẫn tới sự thay đổi dòng chảy trong năm, dòng chảy mùa lũ, mùa cạn; kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan (lũ quét, lũ ống, sương muối…) xảy ra bất thường với tần suất nhiều hơn, khó dự đoán hơn.
2. Tác động tới dân cư: BĐKH đã làm suy thoái đất, hạn hán, gây tổn thất cho sản xuất nông nghiệp trên toàn tỉnh; ảnh hưởng đến 1/3 diện tích đất, đe dọa an ninh lương thực, gây đói nghèo cho hơn 1 triệu người dân tại Thái Nguyên, đặc biệt là các xã nghèo miền núi.
3. Tác động tới hệ thống thủy lợi: Bão là nguyên nhân gây thiệt hại cho các hệ thống đê sông, đê biển, úng lụt ngày càng nghiêm trọng và nước mặn tràn sâu vào đất liền.
Tình trạng hạn hán, thiếu nước mùa khô diễn ra ngày càng phổ biến, việc khai thác, sử dụng nước không phù hợp với khả năng thực tế của nguồn nước.
Lũ quét, tố và lốc tàn phá nhà cửa, cây cối, công trình thuỷ lợi ngày càng khốc liệt.
Mưa lớn kéo dài làm cho các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó còn làm tăng trượt lở đất, xói mòn sẽ làm tăng lượng phù sa và làm lắng đọng lòng hồ, giảm dung tích hữu ích của hồ chứa.
Trữ lượng nước ngầm giảm, mức nước ngầm bị hạ thấp dần, khả năng khai thác của các giếng nước ngầm cũng bị giảm sút không đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt và tưới tiêu.
4. Tác động tới giao thông vận tải: Mưa gió kéo dài, thiên tai xảy ra thường xuyên,... gây ra tình trạng sạt lở, sụt trượt trên nhiều tuyến đường và công trình giao thông quan trọng, trong khi các cơ sở hạ tầng này lại chỉ được thiết kế theo các điều kiện môi trường bình thường. Kéo theo tình trạng này là khối lượng và chi phí cho công tác bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông tăng lên.
Chương III: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu
I. Phân vùng cấp nước
- Nguyên tắc phân vùng: Dựa trên các nguyên tắc sau:
+ Điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng
+ Mật độ dân cư từng vùng
+ Điều kiện địa chất thủy văn
+ Tiêu chuẩn dùng nước
+ Tiêu chuẩn chất lượng nước
+ Các giải pháp kỹ thuật hợp lý
+ Dân số và các nhu cầu sử dụng nước
+ Tỷ lệ % các loại hình cấp nước sạch trong thời điểm hiện tại
- Phân vùng cấp nước sinh hoạt nông thôn: 4 vùng:
+ Vùng thuận lợi: Vùng có nguồn nước ngầm phong phú nước mặt dồi dào. Gồm 46 xã: Thị xã Sông Công (Vinh Sơn); Huyện Định Hóa (Bảo Linh, Lam Vỹ, Điềm Mạc, Kim Sơn, Bảo Cường, TT chợ Chu, Tân Thịnh, Tân Dương và Trung Hội); Huyện Phú Lương (TT Giang Tiên, TT Đu, Cổ Lũng và Phấn Mễ); Huyện Đồng Hỷ (Quang Sơn, Khe Mo, Hòa Bình, Văn Hán, Linh Sơn, TT Chùa Hang, Cây Thị, TT Trại Cau, TT Sông Cầu, Hóa Trung, Huống Thượng và Hóa Thượng); Huyện Đại Từ (Tiên Hội, La Bằng, Tân Thái, Vạn Thọ, TT Quân Chu và Hùng Sơn); Huyện Phú Bình (Bảo Lý, Nga My, Dương Thành, TT Hương Sơn); Huyện Phổ Yên ( Minh Đức, Thành Công, Tân Phú, Nam Tiến, Bắc Sơn, Đông Cao, Bãi Bông, Ba Hàng); Huyện Võ Nhai (Liên Minh và TT Đình Cả).
+ Vùng tương đối thuận lợi: tài nguyên nước mặt và nước ngầm tuy không phong phú bằng vùng trên nhưng cũng khá thuận lợi, gồm 75 xã sau: Thị xã Sông Công (Bình Sơn, Tân Quang, Bá Xuyên); Huyện Định Hóa (Phúc Chu, Kim Phượng, Định Biên, Đồng Thịnh, Phú Đình, Quy Kỳ, Thanh Định, Linh Thông, Trung Lương, Phượng Tiến, Bình Yên, Phú Tiến, Bộc Nhiêu); Huyện Võ Nhai (Tràng Xá, Phương Giao, Dân Tiến, Bình Long, La Hiên, Phú Thượng, Thần Xa, Cúc Đường, Lâu Thượng); Huyện Phú Lương (Ôn Lương, Yên Ninh, Phủ Lý, Vô Tranh, Động Đạt, Sơn Cẩm); Huyện Đồng Hỷ (Nam Hòa, Minh Lập, Hợp Tiến, Tân Lợi); Huyện Đại Từ (Bản Ngoại, Phục Linh, Cù Vân, Phú Lạc, Hà Thượng, Tân Linh, Anh Khánh, Bình Thuận, Yên Lãng, TT Đại Từ, Mỹ Yên, Quân Chu, Văn Yên, Cát Nê, Kỳ Phú); Huyện Phú Bình (Đào Xá, Úc Kỳ, Tân Đức, Bàn Đạt, Thượng Đình, Tân Kim, Tân Khánh, Lương Phú, Thanh Ninh, Nhã Lộng, Kha Sơn, Tân Hòa, Tân Thành, Xuân Phương, Hà Châu); Huyện Phổ Yên (Vạn Khải, Đắc Sơn, Đồng Tiến, Tiên Phong, Trung Thành, Tân Hương, Thuận Thành, Phúc Tân, Phúc Thuận, Hồng Tiến).
+ Vùng khó khăn: nước ngầm trung bình, nước mặt hạn chế gồm 23 xã : Huyện Định Hóa (Bình Thành, Sơn Phú); Huyện Võ Nhai (Vũ Chấn, Nghinh Tường); Huyện Phú Lương (Tức Tranh, Yên Lạc, Yên Đổ, Phú Đô, Hợp Thành, Yên Trạch); Huyện Đồng Hỷ (Tân Long, Văn Lăng); Huyện Đại Từ (Phú Thịnh, Phú Cường, Lộc Ba, Minh Tiến, Phú Xuyên, Phúc Lương, Đức Lương, Hoàng Nông, Thôi Kỳ); Huyện Phú Bình (Điềm Thụy, Đồng Liên).
+ Vùng đặc biệt khó khăn : nước mặt và nước ngầm đều rất hạn chế gồm 3 xã Thượng Nung, Sảng Mộc (Huyện Võ Nhai) và Na Mao (Huyện Đại Từ).
II. Các dự án ưu tiên
III. Khái toán kinh phí thực hiện và dự kiến huy động vốn
Chương IV: Giải pháp thực hiện Quy hoạch và phương án đối phó biến đổi khí hậu
I. Giải pháp quản lý Quy hoạch
II. Giải pháp về truyền thông, tuyên truyền
III. Giải pháp đầu tư và huy động vốn
IV. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn lực
V. Giải pháp về chính sách
VI.Giải pháp khoa học công nghệ
VII. Tổ chức thực hiện quy hoạch
Kết luận và kiến nghị
B. Các sản phẩm của dự án
1. Sản phẩm giao nộp
Báo cáo tổng hợp (07 bộ).
Báo cáo tóm tắt (07 bộ).
Hệ thống bản đồ (Bản đồ màu trên nền bản đồ địa chính VN 2000):
- Bản đồ hiện trạng CNSH NT tỉnh tỷ lệ 1/200.000: 05 bộ
- Bản đồ quy hoạch CNSH NT tỉnh tỷ lệ 1/200.000: 05 bộ
Kèm theo 03 đĩa CD ghi lại toàn bộ sản phẩm giao nộp.
2. Hiệu quả mang lại từ dự án
Những lợi ích mà dự án đem lại
Đây là dự án quy hoạch trong tổng thể quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở, mang ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và chính trị. Sau khi được thực thi sẽ cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn trong tỉnh. Dự án được thực thi sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực sau:
- Giảm chi phí y tế
Khi có nước sạch sẽ giải quyết được tình trạng khan hiếm nước, tránh được các bệnh tật do nước bẩn, môi trường ô nhiễm gây nên, điều kiện môi trường sống được cải thiện cho người dân, các căn bệnh do nguồn nước bẩn gây ra sẽ được chế ngự và giảm thiểu thì gánh nặng về mặt y tế cho người dân sẽ được giảm đi. Như vậy, giảm được các chi phí y tế của nhà nước và nhân dân. Đây chính là một phần lợi ích kinh tế mà dự án mang lại.
- Giảm chi phí và tăng thu ngân sách
Quy hoạch này sẽ định hướng, chỉ đạo phát triển cấp nước theo hướng tiết kiệm đầu tư, chọn phương án khả thi cho phát triển hệ thống cấp nước cũng như bảo vệ môi trường trong điều kiện biến đổi khí hậu. Quy hoạch phát triển hệ thống cấp nước sẽ thu được thuế tài nguyên nước, thuế bảo vệ môi trường và các khoản thu khác cho ngân sách tỉnh, nhằm đáp ứng sự phát triển cơ sở hạ tầng trong tương lai.
Ngoài ra, quy hoạch sẽ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong thời gian xây dựng cũng như vận hành các tiểu dự án và góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh.
Góp phần hình thành nếp sống văn minh, hạn chế sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và đô thị và giữa các vùng nông thôn với nhau.
- Và còn nhiều mặt lợi ích khác...
C. Kinh phí thực hiện
1. Căn cứ lập dự toán dự án Quy hoạch
- Căn cứ Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
- Thông tư 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.
2. Dự toán kinh phí
Chi phí để thực hiện toàn bộ nội dung công việc theo trình tự lập, thẩm định và trình duyệt dự án áp dụng theo Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tính như sau:
GQHSPCY = Gchuẩn x H1 x H2 x H3 x Qn x K x 65%
Như vậy, chi phí lập dự toán dự án: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu:
GQHSPCY = 850,0 x 1,0 x 1,4 x 1,2 x 1,2905 x 0,2 x 65% = 239,6 triệu đồng (a)
Thuế giá trị gia tăng
Thuế VAT = (a) x 10 = 239,6 x 10 = 23,96 triệu đồng (b)
Chi phí khảo sát đánh giá nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu: 274 triệu đồng (c)
Chi phí phổ biến và triển khai quy hoạch cho các địa phương: 169 triệu đồng (d)
Tổng chi phí dự toán Dự án: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu:
(a) + (b) + (c) + (d) = 239,6+23,96+274+169 = 706,5 triệu đồng.