Kế hoạch tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu luật thuế Thu nhập cá nhân

16:57, 11/12/2008

Ngày 09 tháng 12 năm 2008, UBND tỉnh đã có văn bản số 1956/UBND-KTTH về việc tham gia cuộc thi viết tìm hiểu về Luật thuế thu nhập cá nhân. Báo Thái Nguyên Điện tử xin giới thiệu cùng bạn truy cập.

Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, về việc triển khai thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân; Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2008 về việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2008 và đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 2809/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, về việc thành lập Ban Tổ chức và Hội đồng chấm thi, cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên yêu cầu và đề nghị Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Sông, Thủ trưởng các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể xã hội, các Đơn vị, Doanh nghiệp Trung ương và Địa phương trên địa bàn tỉnh chỉ đạo đơn vị mình hưởng ứng tham gia cuộc thi viết tìm hiểu Luật thuế Thu nhập cá nhân do tỉnh Thái Nguyên tổ chức. Kết quả cuộc thi này là một trong những nội dung để đánh giá công tác hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, đơn vị, cá nhân. Toàn bộ kế hoạch, thể lệ, quy chế, câu hỏi của cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật về thuế thu nhập cá nhân được gửi cho các đơn vị, đưa tin trên đài Phát thanh truyền hình tỉnh Thái Nguyên và đăng tải trên Báo Thái Nguyên.
Đây là cuộc thi có quy mô lớn nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và mọi người dân trong xã hội về sự cần thiết, mục tiêu, yêu cầu và nội dung của pháp luật thuế thu nhập cá nhân; nâng cao ý thức và tính tự giác tuân thủ pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trở thành nếp sống văn hoá của mỗi người dân, cơ quan, đơn vị và cả cộng đồng. Do vậy Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên giao cho Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên (Đơn vị Thường trực Ban Chỉ đạo), Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Thái Nguyên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và đơn vị liên quan làm tốt công tác tổ chức, tuyên truyền rộng rãi để cuộc thi thành công tốt đẹp.
Căn cứ chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Sông, Thủ trưởng các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể xã hội, các Đơn vị, Doanh nghiệp Trung ương và Địa phương trên địa bàn tỉnh, quán triệt và tổ chức triển khai tốt ở đơn vị mình, hưởng ứng sôi nổi cuộc thi viết tìm hiểu Luật thuế Thu nhập cá nhân./.
 

KT. Chủ tịch

Phó Chủ tịch

 

 

Hoàng Quốc Vượng

 

 

Kế hoạch tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu luật thuế Thu nhập cá nhân

 

I. Mục đích yêu cầu :

1. Mục đích:

 Nhằm tuyên truyên sâu rộng trong cán bộ. Đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các đơn vị chi trả thu nhập, người sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước về thuế Thu nhập cá nhân, quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế, mối quan hệ giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Từ đó nâng cao nhận thức và ý thức của mỗi người dân đối với lĩnh vực thuế Thu nhập cá nhân.

2.Yêu cầu: Tổ chức thi tìm hiểu với nôi dung phong phú, thiết thực,hiệu quả sát với thực tế, hướng mạnh về cơ sở, không phô trương, hình thức đảm bảo yêu cầu về nội dung, ý nghĩa của cuộc thi.

II. Nội dung : ( Có thể lệ và quy chế chấm thi đính kèm ).

1. Đối tượng tham gia cuộc thi:

1.1.Tập thể:

- Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

1.2. Cá nhân:

- Cán bộ, Chiến sỹ các đơn vị quân đội, công an đóng quân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Những người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.

- Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.

- Cán bộ, người lao động trong các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

1.3 Các đối tượng không dự thi: Thành viên ban tổ chức, hội đồng chấm thi, cán bộ công chức Cục thuế tỉnh Thái Nguyên và các đối tượng không nêu tại điểm 1.1, 1.2 ở trên.

           2.Thời gian và yêu cầu bài dự thi :

2.1.Thời gian: Cuộc thi viết tìm hiểu Luật thuế TNCN được tổ chức từ tháng 12/2008 và dự kiến tổng kết trao giải vào tháng 03/2009.

2.2.Yêu cầu bài dự thi :

+ Bài thi viết tay sạch sẽ, rõ ràng trên một mặt giấy, phải trả lời đầy đủ các câu hỏi của cuộc thi. Không photocopy, sao chép nội dung bài thi của người khác.

+ Người dự thi ghi rõ các thông tin về bản thân như: Họ , tên , tuổi , dân tộc, giới tính, nghề nghiệp, đơn vị công tác, địa chỉ thường trú như số nhà, tổ nhân dân ( Phường, xã, thị trấn)  điện thoại liên hệ (nếu có) ở bìa ngoài bài dự thi.

3. Tổ chức chấm bài dự thi:

3.1.Tổ chức chấm bài dự thi tại cấp cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp:

- Thời gian nhận bài, chấm bài dự thi, tổ chức trao giải tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chậm nhất là ngày 30/01/2009.

 - Các đơn vị cần bố trí cơ cấu giải thưởng cho tập thể và cá nhân phù hợp với điều kiện tài chính của đơn vị, động viên đối với người tham dự cuộc thi.

- Sau khi đã trao giải ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (gọi tắt là đơn vị) lựa chọn mỗi đơn vị 3 bài xuất sắc của cá nhân dự thi, 2 tập thể có số lượng bài nhiều nhất, tỷ lệ cao nhất so với số người trong đơn vị và gửi về ban tổ chức cuộc thi cấp Huyện, Thành phố, Thị xã (Gọi tắt là ban tổ chức cuộc thi cấp Huyện) cơ quan thường trực : Chi cục thuế cấp Huyện .

 - Thời gian nhận bài dự thi của các đơn vị gửi về ban tổ chức cuộc thi cấp Huyện chậm nhất là ngày 10/02/2009.

3.2. Tổ chức chấm bài dự thi tại cấp Huyện:

- Bài dự thi của các đơn vị nộp về cấp Huyện tính theo địa bàn hành chính. Riêng bài dự thi của các sở, ban, ngành, các tổ chức, các đoàn thể của cấp tỉnh  nộp về ban tổ chức cuộc thi Thành phố Thái Nguyên ( Cơ quan thường trực: Chi cục thuế các Huyện, Thành phố Thái nguyên, Thị xã Sông công).

 - Sau khi đã trao giải ở cấp Huyện: Ban tổ chức cuộc thi cấp Huyện,Thành phố, Thị xã lựa chọn như sau:

+ Huyện, Thị xã Lựa chọn 20 bài dự thi của cá nhân ( Riêng BTC cuộc thi Thành phố Thái Nguyên lựa chon và gửi 50 bài thi ) gửi về ban tổ chức cuộc thi cấp Tỉnh.

 + Huyện, Thị xã lựa chọn 20 tập thể ( Riêng BTC cuộc thi Thành phố Thái Nguyên lựa chon 50 tập thể) gửi danh sách về ban tổ chức cuộc thi cấp Tỉnh.

- Thời gian nhận bài dự thi và danh sách tập thể của các Huyện, Thành phố, Thị xã gửi về ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh (Cơ quan thường trực: Cục thuế tỉnh Thái Nguyên) chậm nhất là ngày 25/02/2009.

3.3. Tổ chức chấm bài dự thi cấp tỉnh

- Tổ chức chấm bài dự thi do 9 ban tổ chức cấp Huyện gửi lên - Tổng kết, trao giải cuộc thi dự kiến vào tháng 03/2009.

4 - Cơ cấu , giá trị giải thưởng :

a - Đối với cuộc thi cấp tỉnh :

- Giải tập thể: Được trao cho cơ quan đơn vị, địa phương có nhiều bài dự thi, có tỉ lệ người tham gia dự thi cao và có nhiều bài dự thi đạt giải.

+ 01 giải nhất, trị giá: 2 000 000 đồng.

+ 03 giải nhì, trị giá mỗi giải: 1.000.000 đồng.

+ 05 giải ba, trị giá mỗi giải 800.000 đồng.

+ 15 giải khuyến khích, trị giá mỗi giải: 300.000 đồng.

- Giải cá nhân:

+ 01 giải nhất, trị giá: 800 000.đồng.

+ 03 giải nhì, trị giá mỗi giải: 500.000 đồng.

+ 05 giải ba, trị giá mỗi giải: 300.000 đồng.

+ 40 giải cá nhân xuất sắc, trị giá mỗi giải: 100.000 đồng.

b - Đối với cuộc thi cấp Huyện:

- Cơ cấu giải, trị giá giải thưởng do ban tổ chức cuộc thi cấp Huyện quy định

c - Đối với cuộc thi cấp đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp:

- Cơ cấu giải, trị giá giải thưởng do ban tổ chức cuộc thi cấp đơn vị quy định

III. Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo cuộc thi :

1.Cấp tỉnh :

1.1.Ban tổ chức cuộc thi bao gồm: 06 người.

1.2. Ban giám khảo bao gồm : 08 người.

           1.2.1. Đại diện Cục thuế: 6 Đ/c

1.2.2. Đại diện sở Văn hoá- TT- DLịch: 1 Đ/c

1.2.3. Đại diện Văn phòng UBND tỉnh: 1 Đ/c

2. Cấp Huyện, Thành phố, Thị xã:

- Xem xét cơ cấu, số lượng và thành lập ban tổ chức, ban giám khảo để tổ chức thành công cuộc thi ở địa phương mình.

3. Đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp: Tuỳ tình hình cụ thể, thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập ban tổ chức, ban giám khảo cho phù hợp.

IV. Tổ chức thực hiện :

1. Cục thuế tỉnh là cơ quan thường trực của ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh có trách nhiệm biên soạn câu hỏi, đáp án cuộc thi.

- Giúp ban tổ chức thực hiện các nội dung công việc của cuộc thi, dự trù kinh phí phục vụ cuộc thi, tổ chức thu bài, đánh giá và tổng hợp kết quả, đồng thời hướng dẫn tổ chức việc thực hiện kế hoạch này cho các đơn vị chi trả thu nhập tổ chức phát động, tổng kết và trao giải cuộc thi.

2. Các cơ quan thông tin đại chúng :

- Báo Thái Nguyên, Đài phát thanh truyền hình tỉnh. Đài truyền thanh truyền hình các huyện, thành phố, thị xã, bố trí thời lượng phát sóng và đăng tải kế hoạch, tuyên truyền sâu rộng về nội dung và tình hình hưởng ứng cuộc thi của các đơn vị trong toàn tỉnh.

- Trên đây là kế hoach tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp Luật thuế TNCN, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ để cuộc thi đạt kết quả tốt nhất.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, phát sinh cần phản ánh kịp thời về cơ quan thường trực(Cục thuế tỉnh Thái Nguyên),qua số điện thoại: 02802.210 625 hoặc số điện thoại 02803 851259 để tổng hợp, kịp thời báo cáo ban tổ chức cuộc thi điều chỉnh cho phù hợp.

 

 

 

Quy chế chấm thi viết "Tìm hiểu kiến thức luật thuế TNCN"

(Ban hành kèm theo kế hoạch số 1415/KH-BTC ngày 9/12/2008)

 

Căn cứ Quyết định số 2809/QĐ-UBND ngày 10/11/2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc thành lập ban tổ chức và hội đồng chấm thi cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ kế hoạch và thể lệ cuộc thi viết tìm hiểu kiến thức về Luật Thuế thu nhập cá nhân số 1415/KH-BTC ngày 9/12/2008 của Ban Tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu Luật thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Nguyên.

Ban tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật về Luật thuế thu nhập cá nhân ban hành Quy chế chấm thi như sau:

1/ Yêu cầu của chấm thi

1.1 Đối với Ban tổ chức và hội đồng chấm thi cấp đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp.

- Phải khách quan, chính xác, công bằng, đúng đáp án của Ban Tổ chức, mỗi bài thi phải có 02 thành viên chấm độc lập, sau đó đối chiếu với phiếu chấm điểm của hai thành viên với nhau nếu không đồng nhất thì lấy điểm trung bình cộng.

1.2 Đối với Ban tổ chức và Hội đồng chấm thi cấp huyện, thành phố, hị xã

- Phải khách quan, chính xác, công bằng, đúng đáp án của Ban Tổ chức, mỗi bài thi phải có 02 thành viên chấm độc lập, sau đó đối chiếu với phiếu chấm điểm của hai thành viên chấm điểm nếu không đồng nhất thì lấy điểm trung bình cộng.

1.3 Đối với Ban tổ chức và Hội đồng chấm thi cấp tỉnh

- Trên cơ sở các bài dự thi đã được chấm của các đơn vị thuộc các huyện, thành phố, thị xã. Tổ chức chấm bài theo đúng quy chế và chọn lọc những bài có số điểm đạt cao để xác định số lượng bài đạt giải cả cá nhân và tập thể để dự kiến báo cáo Ban tổ chức theo số lượng và cơ cấu giải đúng quy định.

2/ Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban tổ chức và Hội đồng chấm thi (của các cấp)

2.1 Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng chấm thi

- Tổ chức chấm toàn bộ các bài dự thi gửi đến và tổng hợp kết quả, xếp loại trình Ban tổ chức cuộc thi.

- Xử lý những bài thi vi phạm quy chế gồm:

+ Bài dự thi trả lời thiếu câu hỏi.

+ Bài dự thi gồm bản photocoppy.

+ Bài dự thi không có địa chỉ rõ ràng.

+ Bài dự thi giống nhau về những câu hỏi giành cho người dự thi tự trả lời.

2.2 Quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng chấm thi

- Đề nghị ban tổ chức xem xét, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt giải theo đúng thể lệ cuộc thi ở cấp mình.

- Đề nghị hình thức kỷ luật đối với những người chấm thi vi phạm quy chế để Ban Tổ chức cuộc thi quyết định hình thức kỷ luật.

3/ Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng chấm thi:

- Xắp xếp, phân công nhiệm vụ cho các cặp chấm thi, phân phối bài thi.

- Phản ánh với Ban tổ chức những diễn biến cuộc thi.

- Tổng hợp kết quả chấm thi trình ban tổ chức.

- Tổng hợp, trình Ban Tổ chức những kiến nghị, thắc mắc về kết quả chấm bài dự thi.

4/ Nhiệm vụ của các ủy viên Hội đồng chấm thi

- Chấm điểm phải chính xác theo đáp án, công bằng, khách quan.

- Không để nhầm lẫn, mất mát bài thi. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm thi về việc đánh giá kết quả chấm điểm các bài thi.

5/ Tổ chức chấm thi

- Trước khi chấm thi các thành viên của Ban Giám khảo phải được quán triệt Quy chế chấm thi, đáp án, thang điểm của Ban Tổ chức.

- Thư ký đánh số thứ tự các bài thi và ghi điểm vào phiếu chấm điểm.

- Tổ chức chấm thi tập trung ở một phòng riêng tại Cục thuế. Chủ tịch Hội đồng chấm thi phát bài thi cho từng thành viên chấm trong từng ngày, cuối mỗi buổi bộ phận thư ký thu lại các bài đã chấm vào phiếu chấm điểm của các thành viên, tập hợp kết quả chấm trong ngày.

6/ Phương pháp chấm ở mỗi cấp tổ chức cuộc thi.

- Trước hết phải phân loại các bài dự thi vi phạm thể lệ cuộc thi.

- Việc phân loại bài được tiến hành độc lập trước khi chấm các bài dự thi. Sau đó chấm 02 vòng.

+ Vòng 1: Chấm bài dự thi, cho điểm theo thang điểm quy định.

+ Vòng 2: Lựa chọn những bài đạt điểm cao ở vòng 1, tổ chức chấm và lựa chọn điểm từ cao xuống thấp cho đủ số lượng bài dự thi sẽ trao giải theo thể lệ.

7/ Cách cho điểm

- Điểm của bài thi được chấm theo thang điểm của từng câu hỏi trong đáp án của Ban tổ chức cuộc thi.

- Khi chấm từng điểm theo ý hoặc theo từng tiêu chí các thành viên chấm đối chiếu bài thi với đáp án cho điểm. (những ý thừa không tính điểm mà cũng không bị hạ điểm).

- Kết quả bài thi được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, những trường hợp cùng bằng điểm nhau thì bài nào trả lời câu hỏi số 6 cao hơn thì xếp có thứ tự lên trên.

- Các giải nhất, nhì, ba được lựa chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp, tiếp theo là các giải khuyến khích.

- Đối với giải tập thể căn cứ vào thứ tự tiêu chí sau:

+ Tiêu chí 1: Đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp có nhiều bài tham gia dự thi có tỷ lệ người tham gia dự thi cao và có nhiều bài đạt giải và giải cao.

+ Tiêu chí 2: Đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp có nhiều bài tham gia dự thi, có tỷ lệ người tham gia dự thi cao. (Nếu có điểm bằng nhau thì chọn các đơn vị, địa phương thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi…)

Quy chế này được phổ biến đến từng thành viên của Ban giám khảo và yếu cầu các thành viên có trách nhiệm thực hiện tốt quy chế này.

 

Thể lệ cuộc thi viết "Tìm hiểu kiến thức Luật Thuế TNCN"

(Kèm theo kế hoạch số 1415/KH-BTC ngày 9 tháng 12 năm 2008 của Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức về Luật Thuế TNCN)

1/ Đối tượng dự thi:

1.1/ Đối tượng dự thi

- Tập thể:

+ Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.

- Cá nhân:

+ Cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, trong các doanh nghiệp và các chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

+ Các cá nhân kinh doanh, những người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn.

1.2/ Đối tượng không được thi:

- Các thành viên Ban Tổ chức và Hội đồng chấm thi, các cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức cuộc thi và cán bộ công nhân viên chức lao động trong ngành Thuế Thái Nguyên.

2/ Yêu cầu với bài dự thi:

- Bài dự thi phải trả lời đủ 06 câu hỏi của cuộc thi.

- Bài dự thi phải ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ (nơi ở hoặc nơi côn tác).

- Bài dự thi phải được viết tay trên mặt giấy (không nhận bài photocoppy).

3/ Nơi nhận bài thi

- Các tập thể và cá nhân gửi về Ban chỉ đạo triển khai Luật Thuế TNCN về Ban Tổ chức cuộc thi, thuộc cấp huyện, thành phố, thị xã, thường trực là Chi cục thuế các huyện, thành phố, thị xã.

- Bài dự thi gửi qua đường bưu điện phải có dán tem, ngoài phong bì ghi rõ "Bài dự thi tìm hiểu kiến thức về Thuế TNCN". (Ngày nhận bài thi dược tính từ ngày đóng dấu của bưu điện).

4/ Thời gian tổ chức cuộc thi:

- Thời gian được bắt đầu từ tháng 12 năm 2008

- Thời gian kết thúc và tổng kết trong quý I năm 2009

- Thời gian tổng kết và trao giải dự kiến vào trung tuần tháng 03 năm 2009

5/ Giải thưởng của cuộc thi:

- Giải tập thể: (Giành cho cơ quan đơn vị, địa phương có nhiều bài dự thi, có tỷ lệ người tham gia dự thi cao và có nhiều bài dự thi đạt giải).

+ 01 giải nhất, trị giá: 2.000.000 đồng.

+ 03 giải nhì, trị giá mỗi giải: 1.000.000 đồng.

+ 05 giải ba, trị giá mỗi giải: 800.000 đồng

+ 10 giải khuyến khích, trị giá mỗi giải: 300.000 đồng

- Giải cá nhân:

+ 01 giải nhất, trị giá: 800.000 đồng

+ 02 giải nhì, trị giá mỗi giải: 500.000 đồng

+ 05 giải ba, trị giá mỗi giải: 300.000 đồng

+ 40 giải khuyến khích, trị giá mỗi giải: 100.000 đồng.

6/ Câu hỏi của cuộc thi:

- Câu hỏi 1: Luật Thuế thu nhập cá nhân được thông qua vào ngày, tháng, năm nào? Gồm mấy chương và bao nhiêu điều? Có những nội dung cơ bản gì? Hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào? Đối tượng nộp thuế được quy định như thế nào?

- Câu hỏi 2: Thế nào là giảm trừ gia cảnh? Những thu nhập nào thì được giảm trừ gia cảnh? Nêu các khoản thu nhập chịu thuế và sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế với thu nhập tính thuế?

- Câu hỏi 3: Các khoản thu nhập nào được miễn, được giảm thuế thu nhập cá nhân?

- Câu hỏi 4: Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú được Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định như thế nào?

- Câu hỏi 5: Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công?

- Câu hỏi 6: Theo bạn, để quản lý và thu tốt Thuế thu nhập cá nhân, hạn chế thất thu cho ngân sách Nhà nước thì cần có những giải pháp gì?

Trưởng ban Ban tổ chức cuộc thi

Phó Cục Trưởng Cục thuế

 

 

Lê Huy Tháp