Sau 10 năm triển khai thực hiện chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, truyền thông phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò ý nghĩa tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đã được nâng lên một bước. Nguồn nhân lực về công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư tăng lên đáng kể. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động lãnh đạo chỉ đạo quản lý điều hành của bộ máy quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị xã - hội bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định
Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển; một bộ phận người dân chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ trong các lĩnh vực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin; việc đầu tư cho ứng dụng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông chưa được quan tâm đúng mức ở một số địa phương đơn vị.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị, nhằm đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền
Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền về chiến lược và chính sách công nghệ thông tin - truyền thông quốc gia để nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân về vai trò quan trọng của việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin – truyền thông đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội
2. Quan tâm đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực
Tăngg cường đào tạo nguồn nhân lực từng bước đáp ứng yêu cầu ứng dụng phát triển công nghệ thông tin truyền thông. Nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin - truyền thống tại các trường đại học, cao đẳng, đặc biệt là Khoa Công nghệ thông tin thuộc Đại học Thái Nguyên. Có chính sách khuyến khích các tổ chức - xã hội, các thành phần kinh tế và cá nhân tham gia đầu tư phát tiển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông. Có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút cán bộ có trình độ khá giỏi; đào tạo cán bộ có trình độ cao để tạo điều kiện hình thành và phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh.
3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cần đẩy mạnh việc việc triền khai ứng dựng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động xã hội theo phương châm đảm bảo tiết kiệm, thiết thực hiệu quả lâu dài. Xây dựng và đưa vào sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin điện tử dùng chung tiến tới một hệ thống hạ tầng thông tin hiện đại, thống nhất, thông suốt từ tỉnh đến cơ sở. Hoàn thiện thường xuyên nâng cấp và sử dụng có hiệu quả mạng thông tin diện rộng của Đảng và Chính phủ. Đẩy mạnh phổ cập internet; phát triển các điểm truy cập khai thác thông tin công cộng trên địa bàn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu đến năm 2015, 100% cơ quan Đảng chính quyền đoàn thể được kết nối internet.
4. Về phát triển công nghệ thông tin và truyền thông
Khuyến khích đầu tư phát triển các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc trao đổi và sử dụng các cơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Ưu tiên đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đảm bảo các điều kiện để thực hiện đúng tiến độ các dự án ứng dụng công nghệ thông tin đã được phê duyệt. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho phát triển hạ tầng viễn thông và internet.
Tăng cường các hoạt động nghiên cứu về công nghệ thông tin và truyền thông; tiếp cận các công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới; thực hiện chuyển giao công nghệ có hiệu quả.
5. Về công tác quản lý Nhà nước
Đổi mới công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vưc thông tin và truyền thông từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo về công nghệ thông tin của tỉnh. Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông ở các cấp các ngành.
Có biện pháp chủ động, các quy định cụ thểt về an toàn và an ninh thông tin, nhấy là trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng
6. Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin - Truyền thông và các cơ quan liên quan phối hợp xây dựng, thực hiện Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ htoong tin - truyền thông trong toàn tỉnh giai đoạn 2010-2015 theo tinh thần Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 5/5/2008 của HĐND tỉnh thông qua Quy hoạch Bưu chính viễn thông, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
7. Các ban Đảng của Tỉnh ủy theo chức năng nhiệm vụ giúp Ban Thường vụ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.