Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vói công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

09:45, 18/09/2015

Trong những năm qua, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh quan tâm đã góp phần hạn chế số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác PCCC&CNCH trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ một số thiếu sót, hạn chế như: quy định của Pháp luật về PCCC thực hiện chưa nghiêm, có lúc, có nơi còn mang tính hình thức; có một số vụ cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản... Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan; một số cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về công tác PCCC&CNCH; chưa nhận rõ trách nhiệm trong công tác PCCC, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật về PCCC có lúc, có nơi chưa tốt; việc kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC chưa kịp thời.

Để triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25/6/2015, của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với công tác PCCC”; nâng cao hiệu quả công tác PCCC&CNCH, không để xẩy ra cháy, nổ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, góp phần đảm bảo ANCT-TTATXH và sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

 

1- Phổ biển, quán triệt triển và hiện nghiêm túc Chỉ thị số 47- CT/TW, ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với công tác PCCC”. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, lâu dài; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ và 4 nguyên tắc PCCC; việc chấp hành các quy định của Pháp luật về PCCC là một tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, hội viên, cán bộ, Đảng viên, công nhân viên chức và người lao động. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để xẩy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi lãnh đạo quản lý của mình.

 

2- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, Pháp luật và xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC&CNCH, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác này; đổi mới hình thức, biện pháp tuyên truyền, xây dựng chương trình, chuyên mục “PCCC&CNCH - với kỹ năng cuộc sống”, hỏi đáp Pháp luật về PCCC&CNCH; nhân rộng mô hình cụm công nghiệp, doanh nghiệp và khu dân cư “An toàn về PCCC”. Kiện toàn Ban chỉ đạo PCCC&CNCH các cấp; thường xuyên huấn luyện nghiệp vụ, trang bị phương tiện, tăng cường và tổ chức tốt hoạt động các đội PCCC cơ sở, dân phòng. Gắn việc thực hiện các quy định của Pháp luật về PCCC với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sổng văn hóa ở khu dân cư” và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

 

3- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC, ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải làm tốt quản lý nhà nước về PCCC ở địa phương, xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo ngân sách cho hoạt động PCCC&CNCH. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch mạng lưới các đội Cảnh sát PCCC&CNCH khu vực trên địa bàn tỉnh.

 

Tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn thường xuyên; tổ chức kiểm tra, thanh tra về PCCC, kiến nghị thực hiện ngay các giải pháp PCCC, khắc phục sơ hở thiếu sót mất an toàn PCCC, trong đó cần chỉ rõ trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân nếu để xẩy ra cháy, nổ; xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực PCCC, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm phòng ngừa, răn đe giáo dục chung trong xã hội.

 

4- Quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; quy hoạch, bố trí các đội Cảnh sát PCCC&CNCH khu vực phù hợp ở các địa bàn trọng điểm. Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sỹ, cán bộ chỉ huy điều hành công tác chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Tổ chức khảo sát xây dựng, bổ sung phương án chữa cháy, cứu nạn cứu  hộ, tập huấn, diễn tập, thực tập các phương án cháy, nổ, cứu nạn cứu hộ lớn, có nhiều lực lượng phương tiện tham gia. Duy trì tốt quy chế phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị Quân đội đóng quân trên địa bàn trong việc thực hiện công tác PCCC&CNCH.

 

5- Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị này. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Quyết định số 1110/QĐ-TTg, ngày 17/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án đầu tư nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Thái Nguyên, thành lập Cảnh sát PCCC tỉnh Thái Nguyên.

 

6- Các Ban của Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Công an tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chỉ thị này và định kỳ báo cáo với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

 

Chỉ thị này được phổ biến đến các Chi bộ./.