Kế hoạch tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025

10:37, 30/04/2017

Ngày 24/4, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND về tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025 với các nội dung sau:

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH


- Luật Giao dịch điện tử của Quốc hội ban hành ngày 29/22/2005;

 

- Luật Công nghệ thông tin (CNTT) của Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006;

- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính quyền điện tử;

- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 28/10/2015 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

- Nghị quyết số 40/2014/NQ-HĐND ngày 18/5/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên thông qua Đề án phát triển công nghiệp CNTT điện tử phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá tỉnh Thái Nguyên;

- Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

- Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG NGÀNH GDĐT

1. Hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các đơn vị trường học thuộc khối cao đẳng, trung học phổ thông, trung học cơ sở đã đầu tư trang bị đáp ứng tương đối tốt nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh. 100% các trường được trang bị máy tính và kết nối Internet; 100% các trường cao đẳng, trung học phổ thông và 60% trường trung học cơ sở được trang bị phòng máy tính phục vụ việc giảng dạy tin học.

Hệ thống phòng họp trực tuyến đã được triển khai trên địa bàn tỉnh với 9 điểm cầu (mỗi huyện, thành, thị có một phòng họp trực tuyến).

Tại cơ quan Văn phòng sở GDĐT: mỗi cán bộ chuyên viên đều được trang bị 01 máy vi tính;  Hệ thống Wifi hoạt động tốt.

100% cán bộ, công chức của Sở GDĐT và các phòng giáo dục đều có máy tính sử dụng trong công việc; hệ thống mạng Internet hoạt động tốt, hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng trong công tác điều hành, thực hiện nhiệm vụ.

Hầu hết các trường đã sử dụng các phần mềm trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập.

Bảng thống kê thực trạng đầu tư và ứng dụng CNTT trong giáo dục:

 

STT

Chỉ tiêu điều tra

Mẫu giáo, mầm non

Tiểu học

THCS

TH PT

GDTX

Phòng GDĐT

Sở GDĐT

1

Qui mô

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tổng số đơn vị

228

227

189

31

10

9

11

2

Tổ chức, nguồn nhân lực

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Số đơn vị có bộ phận, cán bộ phụ trách CNTT

161

225

216

26

10

9

1

2.2

Tổng số giáo viên dạy môn Tin học

0

173

263

108

14

0

0

2.3

Tổng số cán bộ, giáo viên đã tham gia các lớp bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng CNTT theo chuẩn kỹ năng cơ bản của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ TT&TT

329

576

277

637

14

9

6

2.4

Tổng số cán bộ, giáo viên đã tham gia các lớp bồi dưỡng về công nghệ soạn bài giảng e-Learning

258

1214

1149

1301

103

0

0

3

Hạ tầng, thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Tổng số máy tính dùng cho dạy học

1074

2916

2738

1755

311

0

0

3.2

Tổng số máy tính dùng cho hành chính, văn phòng

886

1052

1056

417

66

117

58

3.3

Tổng số máy in

1122

814

746

304

49

84

39

3.4

Tổng số máy chiếu

517

693

656

474

32

27

5

3.5

Tổng số bảng thông minh, bảng tương tác

20

65

33

13

1

0

0

3.6

Số đơn vị đã kết nối Internet cáp quang

206

225

163

26

10

9

1

3.7

Tổng số đơn vị có mạng LAN

0

0

54

14

0

0

1

3.8

Số đơn vị có phòng họp trực tuyến

0

0

0

8

0

0

1

4

Dịch vụ công trực tuyến

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Số dịch vụ công mức độ 2 đã triển khai

0

0

0

0

0

2

47

4.2

Số dịch vụ công mức độ 3 đã triển khai

0

0

0

0

0

0

0

4.3

Số dịch vụ công mức độ 4 đã triển khai

0

0

0

0

0

0

0

5

Ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Số đơn vị dùng phần mềm quản lý văn phòng, quản lý văn bản trực tuyến (e-office)

0

0

0

27

10

9

1

5.2

Số đơn vị dùng phần mềm quản lý kế toán

185

225

180

27

10

9

1

5.3

Số cuộc họp qua mạng đã được tổ chức trong năm học 2015-2016

0

0

0

0

0

6

9

5.4

Số đơn vị đã có website

228

227

189

26

10

9

1

5.5

Số đơn vị đã được cấp email quản lý (với tên miền riêng có dạng @*.edu.vn)

179

221

183

31

10

9

1

5.6

Số cán bộ, giáo viên đã được cấp email  (với tên miền riêng có dạng @*.edu.vn)

1127

1875

2460

1678

125

119

58

6

Ứng dụng CNTT dạy học

 

 

 

 

 

 

 

6.1

Số giáo viên có thể sử dụng ứng dụng CNTT cơ bản để hỗ trợ dạy học (dùng phần mềm trình chiếu, soạn thảo văn bản, khai thác Internet)

3831

4592

3548

1814

135

0

0

6.2

Số giáo viên có thể sử dụng thành thạo các công cụ e-Learning soạn bài giảng như Adobe Presenter, i-Spring và Articulate,…

295

607

903

817

49

x

x

7

Thuê dịch vụ CNTT

 

 

 

 

 

 

 

7.1

Số lượng dịch vụ CNTT được thuê (theo Quyết định số 80/2014/Đ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước)

0

0

2

2

0

0

2

8

Phần mềm mã nguồn mở

 

 

 

 

 

 

 

8.1

Số cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng sử dụng phần mềm nguồn mở

189

278

254

164

24

9

12


2. Ứng dụng CNTT trong ngành


a) Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc


Phần mềm quản lý văn bản do UBND tỉnh trang bị hiện đang triển khai tại Sở GDĐT đã đáp ứng các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật, góp phần giảm đáng kể chi phí, thời gian gửi nhận văn bản, tài liệu.


b) Hệ thống thư điện tử


Hệ thống thư điện tử của tỉnh (@thainguyen.edu.vn) đã được triển khai, đưa vào khai thác tại các cơ quan, cơ sở giáo dục. Việc sử dụng thư điện tử đã thành nề nếp của cán bộ giáo viên ngành GDĐT.


c) Tổ chức các cuộc họp qua mạng


Hệ thống hội nghị trực tuyến đã được sở GDĐT triển khai xây dựng từ năm 2015 bao gồm 09 điểm cầu, hiện nay đang được vận hành, ổn định và bảo đảm điều kiện kỹ thuật cho các cuộc họp qua môi trường mạng nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng số lượng người tham dự cuộc họp. Năm 2016, đã phục vụ 10 cuộc họp (Bộ GDĐT 02 cuộc, trong tỉnh 08 cuộc).


d) Các ứng dụng chuyên ngành


 Hiện nay, 100% các đơn vị thuộc ngành GDĐT của tỉnh đã triển khai sử dụng thống nhất, đồng bộ các phần mềm ứng dụng trong toàn ngành như: Phần mềm quản lý nhân sự (PMIS), hệ thống sinh hoạt chuyên môn trường trực tuyến (truonghocketnoi.edu.vn), phần mềm kế toán MISA, quản lý thống kê giáo dục EMIS, hệ thống quản lý phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại 09 huyện, thành, thị. Ngoài ra, ngành cũng đã trang bị các phần mềm hỗ trợ dạy và học cho toàn bộ giáo viên, học sinh của ngành và khuyến khích sử dụng phần mềm mã nguồn mở để tiết kiệm chi phí và tránh vi phạm bản quyền phần mềm.
Một số phần mềm do các trường chủ động thực hiện góp phần tăng cường việc quản lý học tập và rèn luyện học sinh như: Sổ liên lạc điện tử SMAS 3.0,  hệ thống VNPT SCHOOL...


đ) Cổng thông tin điện tử


Cổng thông tin điện tử của Sở GDĐT (www.thainguyen.edu) vừa được nâng cấp và đã đi vào hoạt động với hiệu quả tốt. Các đơn vị trực thuộc, các đơn vị trường học Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT các Trung tâm GDNN-GDTX đều có trang thông tin điện tử là thành viên cổng thông tin điện tử của Sở, đang hoạt động hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời mọi hoạt động của ngành GDĐT.


e) Hệ thống thông tin quản lý giáo dục Eschool


Sở GDĐT đã hợp tác với Công ty cổ phần phần mềm Quảng Ích triển khai hệ thống thông tin quản lý giáo dục tới các đơn vị trường học. Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành; thực hiện tin nhắn điều hành tới các đơn vị cơ sở có hiệu quả; khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý; Hoàn thiện một số hệ thống phục vụ cho công tác chuyên môn.


Các đơn vị nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục đã sử dụng hệ thống Eschool một cách hiệu quả. Phấn đấu tới năm 2018 hệ thống Eschool sẽ chính thức đi vào hoạt động phục vụ tốt cho công tác quản lý điều hành của các cơ quan quản lý giáo dục. Các phần mềm Sổ liên lạc điện tử do các đơn vị đã triển khai trước đó như Smas, VNPT School... đều có thể chuyển dữ liệu vào hệ thống Eschool để đảm bảo hệ thống quản lý dữ liệu tập trung của ngành.


3. Công tác đảm bảo an toàn thông tin


Nhìn chung, công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu. Internet và công nghệ thông tin hiện nay phát triển rất nhanh cả về số lượng, quy mô, công nghệ và độ phức tạp nên còn tồn tại cũng như liên tục phát sinh mới các điểm yếu, hầu như không áp dụng biện pháp đảm bảo ATTT và chưa có quy trình để ứng phó khi có sự cố xảy ra. Tỷ lệ máy tính được đầu tư trang bị phần mềm diệt virus (bao gồm, phần mềm miễn phí và trả phí) còn thấp.  


4. Hiện trạng về nguồn nhân lực ứng dụng CNTT


Toàn ngành có 100% đơn vị thực hiện ứng dụng CNTT phục vụ công việc; hầu hết cán bộ công chức biết sử dụng máy tính trong công việc, các đơn vị đều có cán bộ kiêm nhiệm phụ trách CNTT (chưa có cán bộ chuyên trách).
Số giáo viên dạy môn Tin học ở các cấp học: 558 giáo viên.


5. Kết quả thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT


* Ưu điểm


- Việc triển khai ứng dụng CNTT về cơ bản đã đạt được mục tiêu ứng dụng CNTT giai đoạn 2011 - 2015, góp phần cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác dạy học, công tác quản lý. Hạ tầng kỹ thuật CNTT được đầu tư đảm bảo kết nối và triển khai các ứng dụng dùng chung để trao đổi thông tin trên môi trường mạng nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian và chi phí.


- Hệ thống Hội nghị trực tuyến phát huy tối đa hiệu quả sử dụng. Trang thông tin điện tử của Sở và một số website của các đơn vị hoạt động có tác dụng tốt.


- Các đơn vị nhà trường đã và đang sử dụng tốt các phần mềm: Smas, Misa, Emis, Pmis, Eschool…


- Ngoài ra có nhiều công cụ được giáo viên sử dụng phổ biến như LectureMAKER; Adobe Presenter, Camtasia và Adobe Captivate, Adobe Flash, Adobe Photoshop tạo thuận lợi cho cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ.


* Hạn chế


- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức về vai trò của ứng dụng CNTT chưa cao; tại một số đơn vị tỷ lệ sử dụng thư điện tử, sử dụng các phần mềm, hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc còn thấp.


- Còn một số cơ sở giáo dục chưa thực hiện tốt nhiệm vụ CNTT trong năm học do nằm trong khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, việc đầu tư cho cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT thấp.


- Một số trường học vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa được phủ sóng điện thoại, chưa được kết nối Internet.


- Chưa có cơ sở dữ liệu toàn ngành, chưa có hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tối thiểu mức độ 3, 4. Quản lý hành chính xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng còn thấp.


- Tỷ lệ các cuộc họp trực tuyến qua mạng chưa cao.   


- Chưa có biên chế chuyên trách CNTT tại tất cả các cơ sở giáo dục, chưa có cơ chế thích hợp cho đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm về công tác CNTT tại các cơ sở dẫn đến chất lượng và hiệu quả công tác chưa cao. Tại các trường tiểu học, chưa có biên chế giáo viên dạy môn tin học.  


III. KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ VÀ HỖ TRỢ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GDĐT GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025


1. Mục tiêu tổng quát


Tăng cường ứng dụng CNTT nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý, điều hành tại Sở GDĐT, phòng GDĐT; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học, công tác quản lý tại các cơ sở GDĐT trong toàn tỉnh, góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng GDĐT.


2. Mục tiêu cụ thể


a) Mục tiêu đến năm 2020


- Trong công tác quản lý, điều hành:


+ Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành GDĐT;


+ Phấn đấu 100% các cơ quan quản lý nhà nước về GDĐT, các cơ sở GDĐT thực hiện quản lý hành chính xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng;


+ 70% cuộc họp giữa Sở GDĐT với Phòng GDĐT, cơ sở giáo dục được áp dụng hình thức trực tuyến;


+ 70% lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning);


+ 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tối thiểu mức độ 3, trong đó 30% được xử lý trực tuyến ở mức độ 4;


- Trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý:


+ Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên: Hình thành kho học liệu số dùng chung toàn ngành, gồm: Bài giảng, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác.


+ Phấn đấu 90% cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường; trong đó 70% trường học sử dụng sổ quản lý điện tử.


+ Đối với các trường Cao đẳng thuộc tỉnh: Hình thành cổng thông tin thư viện điện tử toàn ngành liên thông, chia sẻ học liệu với các cơ sở đào tạo; áp dụng phương thức học tập kết hợp; phát triển một số mô hình đào tạo trực tuyến (cyber university).


b) Định hướng đến năm 2025


Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Công nghệ thông tin trở thành động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục và đào tạo.


IV. NHIỆM VỤ


1. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử


- Nâng cấp hạ tầng kết nối truy cập Internet băng thông rộng tốc độ cao ở tất cả các đơn vị thuộc ngành GDĐT.


- Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin ngành GDĐT tập trung theo mô hình điện toán đám mây phục vụ quản lý, dạy và học của các cơ quan, đơn vị.


- Xây dựng, nâng cấp, duy trì, vận hành ổn định hệ thống họp trực tuyến qua mạng giữa Sở GDĐT với các đơn vị.


- Trang bị đủ máy tính cho cán bộ, công chức, viên chức sở, phòng GDĐT; thay máy tính cá nhân mới cho các máy đã hết khấu hao hoặc cấu hình quá thấp; trang bị và cập nhật những phần mềm mới phục vụ cho công tác.


2. Triển khai hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu


- Triển khai hệ thống thông tin quản lý toàn ngành GDĐT đáp ứng yêu cầu kết nối, liên thông tích hợp, chia sẻ thông tin đối với các hệ thống thông tin từ tỉnh đến địa phương.


- Quản lý học sinh, quản lý giáo viên, quản lý thi, sổ quản lý điện tử; tích hợp với trang tin điện tử của nhà trường trên môi trường mạng ở tất cả các cấp học mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.


3. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học


- Xây dựng và thường xuyên cập nhật kho học liệu số dùng chung phục vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn ngành, gồm: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác.


- Tiếp tục xây dựng và thường xuyên cập nhật hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến của các môn học và phần mềm kiểm tra, đánh giá tập trung qua mạng phục vụ học sinh, giáo viên giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.


- Ứng dụng dạy - học thông minh ở các cơ sở giáo dục và đào tạo, địa phương có đủ điều kiện trên nguyên tắc thiết thực, hiệu quả.


- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cổng thư viện số (giáo trình, bài giảng, học liệu số) liên thông, chia sẻ học liệu với các trường Cao đẳng nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo.


4. Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên


- Tăng cường quản lý, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên trực tuyến trên môi trường mạng; thường xuyên cập nhật nội dung các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT.


- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.


- Thí điểm bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin tiếp cận chuẩn quốc tế tại một số cơ sở giáo dục có đủ điều kiện.


5. Phát triển nguồn nhân lực CNTT chuyên trách chất lượng cao


- Triển khai các chương trình đào tạo tiên tiến tại các trường Cao đẳng theo lựa chọn của Bộ GDĐT.


- Lựa chọn, sử dụng chương trình, giáo trình, khóa học trực tuyến của nước ngoài; tăng cường dạy - học CNTT bằng tiếng Anh và các ngoại ngữ khác trong các trường Cao đẳng.


6. Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức và hiệp hội CNTT trong và ngoài nước


- Tăng cường hợp tác, giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến về CNTT; áp dụng, triển khai trong lĩnh vực GDĐT.


- Thu hút nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua hình thức hợp tác công tư (PPP) để đầu tư xây dựng các hệ thống CNTT trong lĩnh vực GDĐT, ưu tiên xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến, hệ thống học tập trực tuyến, kho học liệu số dùng chung, cơ sở dữ liệu toàn ngành.


- Ưu tiên thuê dịch vụ CNTT do các doanh nghiệp cung cấp phục vụ lĩnh vực GDĐT.


V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN


1. Nâng cao nhận thức, kiện toàn đội ngũ cán bộ phụ trách CNTT


- Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ phụ trách CNTT của các đơn vị có đủ năng lực, trình độ chuyên môn giúp đơn vị triển khai ứng dụng CNTT có hiệu quả.


- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, ý nghĩa của ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý, dạy - học, nghiên cứu khoa học.


- Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá.


2. Giải pháp về môi trường pháp lý


- Xây dựng các văn bản đảm bảo môi trường pháp lý cho các hoạt động quản lý, dạy - học, nghiên cứu khoa học trên môi trường điện tử; lồng ghép các chính sách, nội dung về ứng dụng CNTT khi xây dựng các văn bản của tỉnh.


- Xây dựng, ban hành quy chế về ứng dụng và khai các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.


- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, dạy - học, nghiên cứu khoa học.


- Hàng năm, tổ chức đánh giá, công bố chỉ số xếp hạng công tác ứng dụng CNTT của các cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.


- Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu đồng thời đôn đốc, kiểm điểm các tổ chức, cá nhân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong dạy - học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học.


3. Giải pháp triển khai


- Cụ thể hóa các nội dung của kế hoạch trong hướng dẫn nhiệm vụ công nghệ thông tin hàng năm của ngành GDĐT nhằm đảm bảo ứng dụng CNTT đồng bộ và đúng tiến độ


- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng CNTT để kịp thời điều chỉnh theo đúng Kế hoạch; gắn ứng dụng CNTT với cải cách hành chính và hệ thống quản lý chất lượng.


- Sở GDĐT là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch hàng năm về ứng dụng CNTT của ngành GDĐT làm cơ sở để bố trí kinh phí đầu tư và kinh phí sự nghiệp cho các nhiệm vụ, dự án theo Kế hoạch này; các cơ sở giáo dục ưu tiên bố trí ngân sách cho ứng dụng CNTT.


4. Giải pháp tài chính


- Phân bổ kinh phí hàng năm từ nguồn vốn sự nghiệp GDĐT để triển khai ứng dụng CNTT của ngành GDĐT.


- UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn đầu tư phát triển để triển khai các dự án đầu tư về ứng dụng CNTT cho ngành GDĐT.


- Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển hạ tầng công nghệ, các nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT.


- Nguồn thu của các cơ sở GDĐT; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác.  


- Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ, dự án của Kế hoạch theo hình thức thuê dịch vụ CNTT, hợp tác công tư (PPP).   


VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


1. Sở Giáo dục và Đào tạo


- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch; đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch trong trường hợp cần thiết.


- Cụ thể hóa các nội dung của kế hoạch trong hướng dẫn nhiệm vụ CNTT hàng năm của ngành GDĐT.


- Phân bổ kinh phí hàng năm từ nguồn vốn sự nghiệp GDĐT để triển khai ứng dụng CNTT của ngành GDĐT.


2. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nội dung về ứng dụng CNTT, dịch vụ CNTT, phát triển nhân lực CNTT của kế hoạch.


3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các huyện, thành phố, thị xã bố trí kinh phí thường xuyên để thực hiện kế hoạch; giao, phân bổ dự toán chi ngân sách; cấp phát kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định của pháp luật.


4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành, địa phương có liên quan bố trí vốn đầu tư phát triển theo cơ chế hỗ trợ để thực hiện kế hoạch theo quy định của pháp luật; hướng dẫn quản lý đầu tư thực hiện các nội dung thuộc kế hoạch.


5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý triển khai và bố trí kinh phí thực hiện theo quy định; Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.


6. UBND các huyện, thành phố, thị xã: Căn cứ mục tiêu, nội dung, giải pháp của kế hoạch để cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chỉ đạo các phòng GDĐT, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý triển khai và bố trí kinh phí thực hiện theo quy định; Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.


Trên đây là Kế hoạch tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025. Hàng năm, các sở, ban, ngành và UBND các huyện (thành phố, thị xã) căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo./.