Hơn 2000 năm đã qua với những thăng trầm, thịnh suy. Phật giáo Việt Nam hôm nay vẫn giữ trong mình những phẩm chất “tốt đời”, góp phần xây dựng một xã hội an lành như tâm nguyện của Đức Thích Ca.
Ngày 15 tháng 12 năm 1999, Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua dự thảo nghị quyết “Công nhận ngày lễ Vesak tại trụ sở Liên Hiệp Quốc và các văn phòng liên hệ” Theo nghị quyết này, hằng năm sẽ có công tác bố trí thích hợp để tổ chức ngày Lễ Vesak với sự cố vấn của các đại diện quốc gia trong hội đồng. Đại lễ Vesak hay Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc lần thứ V năm nay được tổ chức tại Việt
Ngày Vesak theo truyền thống Theravada - Ngày trăng tròn trong tháng 5 Dương - là ngày tam hợp ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời của đức Phật: Đản sinh, Thành đạo, và Niết bàn. Nhưng ngày nay, nó đã trở thành một ngày hội văn hóa của mỗi quốc gia khi đứng ra tổ chức. Sự nhập thế của Đạo Phật ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong gìn giữ, phát triển văn hóa. Chính phủ và Giáo Hội Phật Giáo Việt
Chúng ta tự hào nói rằng Phật giáo Việt Nam ngay buổi sơ khai đã mang đậm những nét văn hóa riêng, đó là những giá trị văn hóa bản địa như tín ngưỡng thờ mẫu ở hệ thống chùa Tứ Pháp, tính từ bi bác ái trong đối nhân xử thể ở Phật Bà Quan Âm Thị Kính.
Đó là bản lĩnh chống Đồng hóa của một dân tộc luôn bộc lộ trên cung đường giao lưu tín nguỡng, tôn giáo và nếu là tự nguyện như Phật Ấn thì có “hòa nhưng không tan” nếu là cưỡng ép như Phật Hán thì sẵn sàng phản kháng thậm chí đồng hóa lại.
Chúng ta tự hào về những người con sinh ra và chịu ơn nuôi dưỡng “trong lòng Đức Phật” như Vua Đinh, Vua Lý để trí tuệ bát nhã mà khởi sự, từ bi mà hành sự, hay quy y theo Phật như Vua Trần Nhân Tông mà lập nên một thiền phái chính thống của dân tộc - Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử với tư tưởng tự lực và tin yêu cuộc sống.
Chúng ta tự hào nói rằng thông điệp phổ quát về hòa bình, thiện ý và từ bi mà Đức Phật đã truyền giảng hơn 2.500 năm trước luôn thấm nhuần trong tâm thức mỗi Tăng Ni, Phật Tử Việt Nam vì thế Lịch sử Việt Nam là bản anh hùng ca của lòng yêu nước, yêu nhân loại mà trong đó các tín đồ Phật giáo là những nốt nhạc oai hùng. Có biết bao ngôi chùa trên dải đất hình chữ S này đã từng là nơi nuôi dấu chiến sỹ cách mạng, tham gia hoạt động cách mạng. Biết bao nhà sư đã hy sinh, thiêu mình vì một nền tự do độc lập của dân tộc.
Ngày nay, càng tự hào nói rằng hàng chục triệu tín đồ mộ đạo, thuận theo tâm Phật ở Việt Nam vẫn giữ gìn và phát huy hệ ứng xử bao dung Phật giáo, luôn luôn đề cao các giải pháp hòa hợp cho các cuộc xung đột, dù giữa các cá nhân hay giữa các cộng đồng. Đảng và nhà nước Việt