Ở Mátxcơva, đã một thời gian khá dài các nhà khoa học lịch sử hàng đầu của Nga chuyên nghiên cứu về VN miệt mài tiến hành công việc dịch sang tiếng Nga bộ biên niên “Đại Việt sử ký toàn thư”- thường được gọi tắt là “Toàn thư”.
Trong loạt sách chuyên đề “Những văn bản Đông phương bất hủ”, nhà xuất bản “Văn học Phương Đông” thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga đã cho ra mắt tập thứ nhất bản dịch bộ sách lớn này, ghi chép các sự kiện lịch sử của nước VN xưa, giống như tượng đài trung tâm của tư duy đất Việt truyền thống, và là nguồn tra cứu không thể thiếu đối với bất kỳ công trình nghiêm túc nào về lịch sử cổ- trung đại VN.
Bộ “Toàn thư” sau khi dịch xong sang tiếng Nga sẽ gồm 8 tập. Trong đó, văn bản sử ký biên niên sẽ chỉ chiếm một phần không lớn của tổng tập. Còn lại, là những bình giải chi tiết, chú dẫn những họ tên và địa danh, phầm hàm, tước vị, các cơ quan, chức vụ và tư liệu được nêu trong sử biên niên. Trong bộ sách 8 tập này cũng sẽ có tiểu sử và những công trình chủ yếu cả các học giả Lê Văn Hữu, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Phân Phù Tiên, Vũ Quỳnh và hàng chục tác gia khác của Bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ.