Gần 40.000 người sẽ tham gia Festival cồng chiêng quốc tế lần đầu tiên diễn ra tại tỉnh Gia Lai vào tháng 11 tới, BTC vừa cho biết trong cuộc họp báo ngày 7/8 tại TP.HCM.
Festival cồng chiêng quốc tế 2009 diễn ra từ ngày 12 đến ngày 15/11 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai với rất nhiều hoạt động đặc sắc như: trình diễn cồng chiêng, phục dựng lễ đâm trâu mừng chiến thắng, lễ Pơthi (bỏ mả), trình diễn chỉnh chiêng, tạc tượng... Ngoài ra còn có hai hội thảo về bảo tồn phát huy giá trị cồng chiêng và gắn du lịch với không gian văn hóa cồng chiêng.
Dự kiến, có khoảng 30 đoàn cồng chiêng trong nước và quốc tế tham gia festival. Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên có 11 đoàn cồng chiêng của các dân tộc như Bana, Giarai, Êđê, Mnông..., 11 đoàn của các dân tộc khác trên cả nước như Thái, Mường, Tà Ôi, Cơtu..., các đoàn quốc tế đã được mời gồm Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Phillippines, Myanmar.
Ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết: "Văn hóa cồng chiêng của các quốc gia đều có sắc thái riêng. Ngay trong tỉnh Gia Lai, cồng chiêng của mỗi dân tộc cũng khác nhau, chiêng người Bana trầm hùng, của người Giarai thì vui tươi. Việc tham gia đông đủ, đa dạng của các đoàn trong và ngoài nước sẽ góp phần tôn vinh, phát huy giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng".
Địa phương tổ chức festival cồng chiêng quốc tế là nơi còn giữ được nhiều bộ cồng chiêng nhất trong số các tỉnh Tây Nguyên với 5.655 bộ. Gia Lai cũng là tỉnh thường xuyên tổ chức các liên hoan cồng chiêng định kỳ cấp tỉnh, 4 năm một lần và cấp huyện 2 năm một lần.
Không gian văn hóa cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào ngày 25/11/2005. Nội dung của festival cồng chiêng nằm trong chương trình hành động mà Việt