Tìm thấy con đường lát ngói hoa chanh thời Trần và một đoạn tường thành thời Nguyễn.
Đây là những phát hiện khảo cổ học gây bất ngờ tại khu vực 62-64 Trần Phú (Hà Nội) - nơi không được coi là vùng lõi của di tích Hoàng thành Thăng Long.
Cuộc khai quật khu vực 62-64 Trần Phú (Ba Đình, Hà Nội) do Viện Khảo cổ học Việt
Ngoài ra, tại các hố khai quật số 15, 19, 23, các chuyên gia Viện Khảo cổ học Việt Nam cũng tìm thấy dấu tích của cống thoát và các cụm di vật đặc trưng thời Lý, Trần.
Đặc biệt, cuộc khai quật khu 62-64 Trần Phú cũng làm xuất lộ dấu tích móng tường hào thành Hà Nội thời Nguyễn (còn gọi là Trấn Bắc thành).
Theo ông Hà Văn Cẩn, dấu tích móng thành cổ đã chia tầng văn hóa ở đây thành hai nửa: nửa phía tây khác với nửa phía đông. Nửa phía tây là khu vực ngoài tường thành, với tầng văn hóa màu đen loang lổ sét vàng xanh, với các di vật bị xáo trộn qua nhiều thời kỳ khác nhau từ thời Bắc thuộc đến thời Lý - Trần - Lê - Nguyễn, đặc biệt có chứa rất nhiều mảnh bao nung và bát đĩa dính men ngọc, men nâu, men trắng chủ yếu thuộc thế kỷ XIV và một số ít thuộc thế kỷ XV.
Nửa phía đông là phía bên trong của móng tường thành thời Nguyễn. Bên cạnh đó, địa tầng của hố khai quật số 14 cho thấy tầng văn hóa ổn định từ thời Lý qua thời Trần đến thời Lê và lớp đất đắp thành thời Nguyễn.
Hiện tường thành thời Nguyễn chỉ còn lại dấu vết phần nền gia cố móng chân thành chạy song song với đoạn tường kè hào (khoảng hơn 400m) xây bằng đá ong - gạch vồ và đá xanh. Thế nhưng, theo ông Cẩn, dựa vào dấu vết này, có thể hình dung một cách chính xác phần tường ngoài của tường thành thời Nguyễn được xây ở vị trí nào so với tường kè hào cũng như có thể đo đạc chính xác khoảng cách giữa tường kè hào và tường thành ngoài.
Dấu tích của di tích tường hào đá ong - gạch vồ cũng cho phép tìm hiểu cấu trúc và vị trí của thành Hà Nội thời Nguyễn (vốn được thấy rất rõ trên các bản đồ thành Hà Nội thời Nguyễn, nhưng trên thực địa, mới chỉ tìm thấy đoạn gia cố tại khu 62-64 Trần Phú).
Đặc biệt, cho đến nay, đoạn tường thành thời Nguyễn gần như vẫn được bảo tồn nguyên vẹn dưới lòng đất. Khi đào các lớp đất tại khu vực này, các chuyên gia Viện Khảo cổ học Việt
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là thành Thăng Long thời Trần được mở rộng đến phạm vi nào, quy mô, diện tích của thành này đến đâu thì giới khảo cổ học Việt Nam vẫn chưa thể giải đáp. Bởi trên thực tế, việc khai quật tại khu 62-64 Trần Phú cũng chỉ là khai quật “chữa cháy” trước khi khu vực này được xây dựng. “Cần có những cuộc khai quật trên quy mô rộng hơn và có nhiều cứ liệu liên ngành. Một vài hố khai quật vẫn chưa đủ để phục dựng bức tranh lịch sử”, ông Cẩn nói.
Hiện, các hiện vật thu được trong cuộc khai quật đang được bảo quản trong 2 kho chứa của Ban quản lý di tích Thành cổ Hà Nội, còn các đoạn kè hào được bọc thép, bó thạch cao, cẩu lên và di dời đến khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).