Sau gần 3 năm trình UNESCO, Mộc bản triều Nguyễn đã được vinh danh với tên gọi Di sản Tư liệu Thế giới. Danh hiêu này vừa được bà Catherine Muller Martin Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam trao cho Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước sáng 16/12.
Mộc bản là bản khắc gỗ chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra sách trong thời kỳ phong kiến. Tài liệu Mộc bản hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4 ở Đà Lạt bao gồm những tác phẩm chính văn, chính sử do triều Nguyễn biên soạn và các sách kinh điển.
Mộc bản là kho tài liệu quý giá với 152 đầu sách gồm nhiều chủ đề khác nhau như lịch sử, địa lý, chính trị - xã hội, quân sự, pháp chế, giáo dục, văn thơ… Trong thời kỳ phong kiến, Mộc bản được coi là quốc bảo và chỉ có những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc và sử dụng chúng. Mỗi bộ sách chỉ được khắc in khi cólệnh của Vua.
Tài liệu Mộc bản có nhiều tác phẩm quý hiếm: Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ… ngoài ra còn có các tác phẩm của Ngự Chế Văn, Ngự Chế Thi do các vị hoàng đế nổi tiếng như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức sáng tác.
Sau 3 năm kể từ khi Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước trình UNESCO hồ sơ “Mộc bản triều Nguyễn để đăng ký Di sản tư liệu Thế giới thuộc Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO, ngày 31/7 vừa qua, bộ hồ sơ này đã được UNESCO chính thức công nhận trong danh sách 35 Di sản tư liệu Thế giới năm 2009. Đây là lần đầu tiên di sản tư liệu của Việt