Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng cuộc thi Hoa hậu Thế giới Người Việt lần 2 cũng được Chính phủ và Bộ VH,TT&DL đồng ý tổ chức trong năm 2010. Trong cuộc họp báo diễn ra chiều nay (19/4), BTC cuộc thi đã công bố thể lệ cuộc thi, cơ cấu giải thưởng, địa điểm, thời gian và hình thức thi tuyển. Theo đó, vòng chung kết cuộc thi sẽ diễn ra từ ngày 10/8 đến 21/8 tại Vinpearl Land (Nha Trang, Khánh Hòa). Hoa hậu đăng quang nhận mức giải thưởng cao nhất từ trước đến nay là 500 triệu đồng.
* Có 1/4 dòng máu Việt là được tham gia
Cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt năm nay đưa ra tiêu chí khá rõ ràng, đó là bắt buộc nữ công dân Việt Nam và các nữ công dân có quốc tịch nước ngoài nhưng có nguồn gốc Việt phải có độ tuổi từ 18 đến 27 tuổi, có chiều cao 1m62 trở lên, không có tiền án tiền sự, phải tốt nghiệp PTTH trở lên, có đạo đức tốt, không qua phẫu thuật thẩm mỹ hoặc chuyển đổi giới tính. Về vấn đề quy chế cuộc thi, ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch tập đoàn Vingroup, thành viên BTC khẳng định, không có bất cứ trường hợp ngoại lệ nào. Nếu thí sinh đủ 18 tuổi nhưng chưa có giấy chứng nhận tốt nghiệp PTTH thì vẫn sẽ bị loại, hoặc thí sinh đi học sớm có giấy chứng nhận tốt nghiệp nhưng mới chỉ 17 tuổi cũng không đủ điều kiện tham dự.
Đối với những nữ công dân có quốc tịch nước ngoài chỉ cần có ông, bà nội/ ngoại là người Việt, tức là chỉ cần mang trong mình 1/4 dòng máu Việt Nam và nói được tiếng Việt là đủ điều kiện dự thi. Tuy nhiên, phần yêu cầu “nói được tiếng Việt” này cũng khá mơ hồ vì BTC cho biết chỉ yêu cầu thí sinh nói được những câu giao tiếp đơn giản nhất chứ không đánh đố về ngôn ngữ.
Về vấn đề này, ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, thành viên BTC giải thích: “Cuộc thi còn nhiều yếu tố khác để đánh giá, trong đó ngôn ngữ chỉ là một phần. Sẽ rất khó đòi hỏi những người Việt ở nước ngoài thế hệ thứ 3, thứ 4 thông thạo được ngôn ngữ mẹ đẻ như những thí sinh ở trong nước. Họ sẽ khó có thể trả lời câu hỏi ứng xử bằng ngôn ngữ tiếng Việt một cách thông thạo và trơn tru. Đây là điều dễ thông cảm nên chúng tôi cân nhắc chỉ đòi hỏi những thí sinh này nói được ngôn ngữ ở một chừng mực nào đó. Trong phần thi ứng xử sẽ có phiên dịch cho các thí sinh nếu họ yêu cầu”.
Trả lời câu hỏi của báo giới về vấn đề BTC chọn thời điểm tổ chức cuộc thi trùng với Hoa hậu Việt Nam 2010 liệu có sợ khan hiếm người đẹp vì phải phân bổ dự thi ở hai cuộc? Ông Lê Xuân Thân tỏ ra khá lạc quan, vì theo ông, Việt
Tuy nhiên, đó chỉ là cách biện bạch của ông trước một thực tế đáng phải lo lắng. Bởi rõ ràng nguồn sắc đẹp của Việt
Dù sao, cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần đầu tiên tổ chức cũng đã mang lại hiệu ứng tốt cho công chúng khi tìm được người xứng đáng là hoa hậu Ngô Phương Lan. Lần này, nhà tổ chức và công chúng cũng chỉ biết hy vọng cuộc thi cũng sẽ êm xuôi với việc tìm được người kế vị tài sắc vẹn toàn.
* Câu hỏi ứng xử sẽ liên quan đến 1000 năm Thăng Long
Cũng giống như mục đích của lần tổ chức đầu tiên, cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt lần 2 nhằm tôn vinh vẻ đẹp, tâm hồn, trí tuệ và ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam, kể cả phụ nữ gốc Việt đang sinh sống, lao động, học tập ở nước ngoài. Lớn hơn là cuộc thi khởi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt
Ông Lê Xuân Thân cho biết, cuộc thi tổ chức năm nay lại vào thời điểm cận ngày tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội có một ý nghĩa rất lớn, nó sẽ nhắc nhở cho cộng động người Việt trong và ngoài nước thêm hiểu biết và tình yêu đối với đất nước. Sau ngày diễn ra, vào tháng 8 năm nay, UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức một loạt sự kiện hướng về Hà Nội để chào mừng ngày Đại lễ. Và tất nhiên sự góp mặt của những người đẹp Việt
Để cuộc thi thêm phần ý nghĩa là hướng về ngày Đại lễ trọng đại của đất nước, BTC cũng có kế hoạch tập trung và hướng dẫn các thí sinh lọt vào vòng Chung kết có thêm kiến thức về truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc đặc biệt là những hiểu biết về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội để mỗi người đẹp sẽ có những cách ứng xử, giao tiếp phù hợp. Ông Lê Khắc Hiệp khẳng định, trong phần câu hỏi ứng xử sẽ có cả những kiến thức về 1000 năm Thăng Long, để qua đây các người đẹp Việt trên toàn thế giới có thêm hiểu biết về sự kiện trọng đại của đất nước.
* Sẽ có cơ chế giám sát Ban giám khảo
Đây là lời khẳng định của BTC cuộc thi trong buổi họp báo. Theo ông Lê Xuân Thân, hiện tại BTC và Ban chỉ đạo (BCĐ) đang tính toán đến việc thiết lập một cơ chế làm việc rõ ràng của BGK, để qua đấy BTC và BCĐ có thể giám sát công việc của BGK. Việc làm này cũng là để cuộc thi thêm phần minh bạch, rõ ràng và công tâm hơn, tránh những dị nghị không đáng có như những cuộc thi khác.
Một kỷ lục của năm nay là giải thưởng dành cho các ngôi vị đăng quang cao nhất từ trước đến nay. Danh hiệu hoa hậu sẽ nhận được vương miện và 500 triệu đồng, Á hậu 1 là 300 triệu đòng, Á hậu 2 là 200 triệu đồng. Ngoài ra BTC còn trao cho 10 giải phụ khác (Người đẹp ảnh, Người đẹp bãi biển, Người đẹp thể thao, Người đẹp thân thiện, Người đẹp du lịch…)
Quyền lợi của các ngôi vị được xác định khá rõ ràng và hấp dẫn nhưng nghĩa vụ của các người đẹp sau đăng quang lại được BTC trả lời khá chung chung, rằng các người đẹp sau ngày đăng quang sẽ có cam kết hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam, tham gia các hoạt động từ thiện, môi trường và quảng bá cho cuộc thi vào những năm tiếp theo. Rằng, việc “gắn” trách nhiệm cho các người đẹp trở thành đại diện Việt Nam tham gia các cuộc thi sắc đẹp mang tính quốc tế thì dường như là rất khó có thể mang tính ép buộc, vì còn phụ thuộc vào lịch riêng của các người đẹp sau đăng quang.
Thực tế là từ trước đến nay, hoạt động từ thiện của các người đẹp Việt