Đầu tháng 11, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hà Giang tiến hành khai quật hang Khuổi Nấng, xã Thượng Tân, huyện Bắc Mê (Hà Giang), trong lúc khai quật, các nhà nghiên cứu khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều dấu tích của người tiền sử.
Đặc biệt, khi tiến hành khai quật hai ngôi mộ cổ ở giữa hang và cuối hang, các nhà nghiên cứu phát hiện được nhiều mẩu xương và xương răng đã bị mủn.
Căn cứ vào dấu tích xương răng còn lại cho thấy chủ nhân ngôi mộ thứ nhất là một người đã trưởng thành, ngôi mộ thứ hai là của một đứa trẻ.
Đây là táng thức nguyên thủy, rất hiếm gặp trong văn hóa tiền sử Việt
Những viên đá rải dưới mộ là nơi trú ngụ linh hồn người chết. Mộ người lớn có đồ tuỳ táng là 3 công cụ bằng đá, mộ đứa trẻ không có đồ tuỳ táng.
Các nhà khảo cổ đã thu được hàng trăm di vật khảo cổ, chủ yếu là di vật đá, bao gồm công cụ lao động như rìu, cuốc, dao dùng để chặt đập, công cụ nạo cắt.
Bên cạnh đó, họ còn tìm thấy nhiều đá thổ hoàng, một loại khoáng chất màu đỏ thường được người cố xưa nghiền nhỏ, hòa với nước, rồi bôi vào cơ thể ngươì chết với quan niệm màu đá là biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng, cho sự tái sinh vĩnh cửu.
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Trình Năng Chung, Trưởng đoàn khảo sát cho biết, dựa vào kết quả nghiên cứu tổng thể các di vật khảo cổ, vào mức độ trầm tích, có thể cho rằng, Khuổi Nấng là một địa điểm cư trú của nhiều thế hệ người tiền sử. Lớp cư trú sớm nhất thuộc hệ thống văn hóa Hòa Bình-Bắc Sơn có niên đại cách đây khoảng 6.000-7.000 năm. Lớp cư trú muộn có niên đại cách đây khoảng 4.000 năm.
Đây là địa điểm khảo cổ học quan trọng, đóng góp cho việc nghiên cứu văn hóa thời tiền sử ở Hà Giang nói riêng và Việt