Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt con số kỷ lục: hơn 5 triệu lượt, vượt xa mục tiêu ban đầu đề là 4,2 triệu lượt.
Cùng với số khách du lịch quốc tế tăng nhanh, số du khách nội địa năm 2010 cũng ước đạt 28 triệu. Thu nhập từ du lịch khoảng 96.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 5% GDP, giải quyết việc làm cho 1,4 triệu lao động.
Với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm về lượng khách khoảng 20%, Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới xếp thứ 4 toàn cầu sau Sri Lanka, Arab Saudi và Israel về tăng trưởng. Điều này càng khẳng định ngành Du lịch Việt
Nhiều sự kiện du lịch
Với nhiều sự kiện lớn được tổ chức trong nước, mà tiêu điểm là Năm Du lịch Quốc gia 2010 hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, đây được coi là một “cơ hội vàng” với ngành du lịch Việt Nam.
Hà Nội với tâm điểm của Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội cùng hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao lớn được tổ chức ngay từ đầu năm, Việt Nam trở thành tâm điểm thu hút du khách từ khắp các quốc gia trên thế giới. Hưởng ứng năm Đại lễ, các địa phương trên cả nước cũng tổ chức nhiều chương trình du lịch gắn với dấu ấn 1000 năm. Nổi bật trong số đó là tour Du lịch quốc tế leo núi cắm cờ “Thăng Long- Hà Nội 1000 năm tuổi” trên đỉnh Phan-xi-păng; Festival hoa Đà Lạt, Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng (Phú Thọ), lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa); Festival Huế 2010…
“Thu hút được 5 triệu khách du lịch là do công tác xúc tiến quảng bá của chúng ta năm 2010 được thực hiện khá tốt. Thứ hai, do tình hình khu vực, các nước xung quanh bất ổn thì nguồn khách quốc tế cũng đã chọn Việt
Ngay sau khi kết thúc chương trình “Ấn tượng Việt Nam 2009”, Tổng cục Du lịch Việt Nam ngay lập tức công bố chương trình kích cầu du lịch 2010 với tên gọi “Việt Nam - điểm đến của bạn” với 2 nội dung nổi bật là: bán hàng giảm giá mùa thấp điểm vào tháng 8, 9 và tăng cường, quảng bá, xúc tiến tại chỗ với khẩu hiệu “Việt Nam thân thiện chào đón bạn”.
Một loạt các chương trình quảng bá rầm rộ ở các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Đông Bắc Á (Nhật Bản và Hàn Quốc), Tây Âu và ASEAN. Riêng trong năm 2010, Việt
“Đợt giảm giá này là một kinh nghiệm của ngành khách sạn để họ gắn bó với nhau hơn, kết hợp chặt chẽ với ngành lữ hành. Tổng cục Du lịch đã tổ chức nhiều hoạt động trong và ngoài nước như ở
28 triệu lượt khách nội địa trong năm 2010 là một thành công không nhỏ trong việc tìm hướng đi mới cho Du lịch Việt
Cũng trong năm 2010, Tổng cục Du lịch đã công bố bản dự thảo chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu năm 2015 thu hút 8 triệu lượt khách quốc tế; năm 2020 là 12 triệu lượt khách quốc tế. Tuy nhiên số lượng khách không phải là trọng tâm phấn đấu, doanh thu mới là yếu tố được đưa lên hàng đầu để nâng tầm của du lịch Việt
Trước mắt, ngành du lịch vẫn phải đối mặt với những tồn tại cố hữu như tình trạng mạnh ai nấy làm, thiếu chuyên nghiệp trong xúc tiến quảng bá, nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa có chiều sâu văn hoá, chưa khai thác được nhiều tiềm năng du lịch...
Theo ông Nguyễn Nguyễn Mạnh Cường- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, đó là cơ sở để rút ra những bài học cho sự phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian tới: “Bài học đầu tiên để một điểm du lịch phát triển là nhận thức. Mà nhận thức thì người lãnh đạo phải đi đầu. Tạo sự đồng thuận từ chủ trương đến chính sách. Tiếp đó là phải chú trọng về chính sách đào tạo con người. Du lịch phải bảo đảm môi trường bền vững vì đó là yếu tố sống còn hiện nay”.
Phải biết làm mới mình
Theo Tiến sĩ Hà Văn Siêu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch), để tạo bước chuyển mạnh mẽ hơn, du lịch Việt
Nội dung quảng bá, xúc tiến ấy phải được tạo lập có hệ thống và có sự khác biệt, tạo sức cạnh tranh so với khu vực. Cái cốt lõi là sản phẩm. Những sản phẩm đã có trước đây phải làm mới nó, biến nó thành những món ăn mới đối với khách. Thông tin đến với khách là cầu nối để bộc lộ ra sản phẩm du lịch Việt
Thành công của ngành du lịch Việt
Cần có một chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, bao gồm thương hiệu du lịch, thương hiệu điểm đến, thương hiệu vùng, thương hiệu sản phẩm du lịch và thương hiệu các doanh nghiệp du lịch. Những thương hiệu này là cầu nối mang thông điệp với thị trường, khách du lịch và với đối thủ cạnh tranh. Trong giai đoạn tới chúng ta cần tập trung vào thương hiệu du lịch Việt