Mỗi năm Việt Nam đào tạo được khoảng hơn 1,5 triệu lao động, tuy nhiên chất lượng tay nghề cũng như văn hóa ứng xử trong nghề nghiệp của lực lượng này còn nhiều yếu kém.
Khi "mổ xẻ" vì sao lao động xuất khẩu cũng thiếu văn hóa nghề, các chuyên gia cho rằng do họ bị ảnh hưởng của hai từ "cấp tốc". Để được xuất ngoại, cả doanh nghiệp và lao động đều phải chạy đua với thời gian để học một khóa nghề và ngoại ngữ cấp tốc có khi chỉ 3 tháng. Do vậy, tác phong làm việc, kiến thức pháp luật và văn hóa ứng xử của lao động yếu. Nếu có mâu thuẫn với chủ sử dụng lao động, họ sẵn sàng bỏ làm, khiếu kiện. Một số người không tuân thủ pháp luật nước sở tại, chơi cờ bạc, uống rượu, đánh nhau; sinh hoạt thiếu ngăn nắp, không tiết kiệm. Tình trạng lao động xuất khẩu bỏ trốn xảy ra ở hầu khắp các thị trường. Đặc biệt, tình trạng lao động gian dối ngay từ trong nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, uy tín của Việt
Với lao động trong nước tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, "phông văn hóa nghề" của họ cũng đang gây đau đầu cho các cơ quan quản lý. Những hiện tượng đi muộn về sớm, không làm đủ 8 giờ, không sử dụng thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc, thiếu trách nhiệm với công việc, bỏ việc khi không vừa ý, từ chối những yêu cầu về quản lý công nghiệp và sẵn sàng bỏ về quê là thói quen của không ít người. Hội Dạy nghề Việt Nam đã lấy ý kiến từ các doanh nghiệp và đưa ra những hành động được xem là thiếu văn hóa nghề như sau: tùy tiện, cẩu thả, thiếu trung thực, thiếu tự giác, chưa yêu nghề; tự ty, tự phụ, thiếu tính cộng đồng, tính nhân văn, tự đánh mất mình đã khiến nhiều chủ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài đánh giá chưa cao về chất lượng đội ngũ lao động của chúng ta hiện nay.
Từ trước đến nay, Việt
Bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hội Dạy nghề Việt Nam cho biết: Thời gian tới Hội sẽ thành lập Trung tâm văn hóa nghề để khảo sát, nghiên cứu, từ đó cụ thể hóa chương trình giáo dục chính trị, đạo đức đối với hệ thống các trường nghề để hình thành bộ môn văn hóa nghề. Theo bà Hằng, nếu không cải thiện được ý thức, tác phong công nghiệp cho lao động Việt