Festival Phim Tài liệu quốc tế lần thứ III với tên gọi "Một quốc gia không có phim tài liệu giống như một gia đình không có album ảnh" sẽ diễn ra từ ngày 6-13/6 tại T.P Hồ Chí Minh và từ ngày 8-14/6 tại Hà Nội. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ các chương trình hoạt động của Liên minh Các tổ chức Văn hóa châu Âu tại Hà Nội.
Sau thành công của hai Festival Phim Tài liệu quốc tế lần thứ I và II năm nay, Festival Phim Tài liệu quốc tế lần thứ III sẽ có các quốc gia châu Âu như: Italia, Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Ba Lan, Đan Mạch và Wallonie-Bruxelles (Bỉ) và Hãng Phim TL&KHTW tham gia.
Trong chương trình Festival Phim Tài liệu quốc tế lần thứ 3 này, mỗi tối trong tuần phim này, Ban Tổ chức sẽ giới thiệu một bộ phim tài liệu châu Âu và một bộ phim tài liệu Việt Nam cùng đề tài nhằm tạo sự đối thoại, tăng khả năng cảm nhận của công chúng về phim tài liệu Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Các cặp phim trình chiếu dịp này gồm: "Claveland chống lại phố Wall" (Thụy Sĩ) / "Khoảng cách" (Việt
Bà Phạm Thị Tuyết – Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (TL&KHTW) cho biết: Tôi quả thật rất vui vì Việt Nam là một trong 8 nước thành viên tổ chức Liên hoan phim Tài liệu Quốc tế lần thứ 3. Cho đến giờ phút này, về thủ tục pháp lý về tổ chức Liên hoan đã xong, các phim tài liệu của 7 nước châu Âu tham gia trình chiếu trong dịp này đã qua khâu kiểm duyệt và cấp phép. Các bộ phim này đều có chất lượng và đề tài rất phong phú như: văn hóa, xã hội, pháp luật, âm nhạc, hội họa, di cư, quy hoạch… Và các bộ phim của Việt
Festival phim Tài liệu Quốc tế lần thứ 3 là một sự kiện văn hóa lớn, vì vậy Ban Tổ chức quyết định chọn T.P Hồ Chí Minh là nơi để khai mạc Festival Phim Tài liệu quốc tế lần thứ 3 với mong mỏi khán giả TP. Hồ Chí Minh được biết đến thay cho mọi lần là khai mạc tại Hà Nội. Đây cũng là cơ hội cho khán giả T.P Hồ Chí Minh được thưởng thức các bộ phim tài liệu châu Âu. Đặc biệt, trong dịp tổ chức sự kiện này, trước mỗi buổi chiếu phim Ban Tổ chức đều tổ chức một bữa tiệc, nên khán giả còn có dịp thưởng thức nét văn hóa ẩm thực của quốc gia đó.
Tiêu chí chọn các bộ phim tài liệu Việt Nam tham gia trong dịp này là những bộ phim có đề tài tương đồng với Liên hoan phim như: đề tài múa (“Hãy nói” của Đào Thanh Tùng và Phan Huyền Thư); đề tài âm nhạc (“Kèn đồng” của đạo diễn Nguyễn Văn Hướng); đề tài hội họa ("Điệu múa cổ” của đạo diễn Nguyễn Văn Hướng); đề tài xã hội (“Khoảng cách” của đạo diễn Trần Phi)… Các bộ phim này đều đạt chất lượng về nội dung, lẫn độ dài so với phim của các nước bạn.