Lễ hội đền Trần là một di sản văn hóa thể hiện tín ngưỡng tôn thờ các vua Trần và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đối với người dân Việt Nam.
Ngày 18/7, tại Thành phố Nam Định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT-DL) tỉnh Nam Định phối hợp cùng Viện nghiên cứu nghệ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học mô hình tổ chức quản lý lễ hội đền Trần Nam Định năm 2012.
Tại hội thảo, gần 10 tham luận đến từ nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian... cũng như những người dân địa phương - nơi diễn ra hoạt động phát ấn đền Trần đều thống nhất, lễ hội đền Trần là một di sản văn hóa thể hiện tín ngưỡng tôn thờ các vua Trần và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, chứa đựng những giá trị văn hóa đối với người dân Việt Nam. Chính vì vậy, cần phải tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc của lễ hội đền Trần, đồng thời loại bỏ những yếu tổ tạo nên những hạn chế trong mô hình tổ chức lễ hội Đền Trần của những năm qua.
Cũng tại hội thảo, viện nghiên cứu nghệ thuật Việt Nam công bố dự thảo lần thứ 3 đề án tổ chức lễ hội đền Trần, Nam Định 2012. Theo đó, có 2 phương án được đưa ra: Phương án 1 là không tổ chức phát Ấn đền Trần, chỉ khai Ấn; phương án 2 là khai ấn như thường lệ, phát ấn vào ngày hôm sau và kéo dài trong 2 - 3 ngày trên cơ sở thực hiện thật tốt các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.
Lễ hội đền Trần, Nam Định luôn thu hút rất đông người dân.
Ông Lương Hồng Quang - Phó viện trưởng Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam cho biết: “Nguyên tắc cho cải tiến phải dựa trên việc giữ nguyên những nghi thức dân gian truyền thống. Không tổ chức lễ khai mạc vào đêm 14 tháng Giêng như mấy năm trước. Nếu phát ấn thì không lấy tiền (còn công đức thì tùy tâm), tách hoạt động phát ấn với hành vi công đức của khách tham dự vào những không gian khác nhau”.
Được biết, những ý kiến về việc xây dựng mô hình lễ hội đền Trần Nam Định tại hội thảo sẽ được Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam tập hợp và tiếp tục nghiên cứu. Viện sẽ trình Bộ VHTT-DL Đề án hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
Chung kết Sao Mai 2011 khu vực phía Bắc, với sự tham gia của 18 thí sinh, kết thúc lúc 12h đêm qua (17/7) tại Hà Nội. 3 “suất” đầu tiên lọt vào vòng chung kết toàn quốc đã lộ diện.
Ở Huế, cụ Phan Thế Huề là nghệ nhân điêu khắc gỗ cuối cùng từng phục vụ trong Hoàng cung triều Nguyễn. Năm nay đã bước sang tuổi 95, nhưng ngày ngày cụ vẫn truyền đạt những ngón nghề tuyệt kỹ cho con cháu.
Cùng với chiếc áo bà ba, chiếc “nón lá” đã theo chân người phụ nữ miệt quê miệt vườn, cùng với chiếc xuồng ba lá, bồng bềnh theo con nước lớn nước ròng, dầm dãi nắng mưa sớm chiều... Từ lâu chiếc nón lá đã trở thành một đồ vật không thể thiếu trong trang phục của người phụ nữ miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung.
Tổ chức bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) đang tổ chức một cuộc thi nhằm gắn kết con người với thế giới tự nhiên. Người chiến thắng sẽ được mời đi Án Độ nhận giải thưởng.