Tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 30 diễn ra cuối tháng 12 này, một lần nữa, câu chuyện về truyền hình cho thiếu nhi lại được mổ xẻ. Cần phải nói ngay rằng, truyền hình cho thiếu nhi bây giờ không còn là chuyện của “những bông hoa nhỏ” như ngày nào nữa...
1. Hầu hết trẻ em xem truyền hình đều thích thú với “món” phim hoạt hình và dĩ nhiên những bộ phim hoạt hình VN chỉ như muối bỏ biển. Rất nhiều kênh truyền hình cáp chiếu phim hoạt hình nước ngoài cực kỳ hấp dẫn. Chẳng hạn, truyền hình trẻ em ABC (
Trong khi đó, tại Việt Nam, nhiều chương trình truyền hình mang danh nghĩa cho thiếu nhi nhưng lại kết hợp hướng tới đối tượng khán giả người lớn, kịch bản đơn điệu, khô cứng với cách suy nghĩ của người lớn, cách thể hiện hình ảnh đơn giản, ít sáng tạo, chưa đáp ứng được tâm lý và sở thích nên chưa lôi cuốn được các em... Theo kết quả khảo sát, trong 6 tháng đầu năm 2010, tại khu vực TP.HCM và các tỉnh thành lân cận, chỉ có khoảng 30 - 45% các em có xem các chương trình truyền hình thiếu nhi, trong đó tỷ lệ các em xem thường xuyên chiếm khoảng 25 - 30%.
2. Để có thể phát triển truyền hình cho trẻ em đi theo xu thế thời đại đòi hỏi các chương trình thiếu nhi sẽ phải được sản xuất theo đúng độ tuổi để có nội dung phù hợp: trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, độ tuổi 8 - 12, độ tuổi 12 - 15 và trên 15 tuổi.
Hình thức thể hiện các chương trình phải được đầu tư một cách thích đáng qua việc sử dụng thêm nhiều đồ họa và hoạt hình để hấp dẫn khán giả nhỏ tuổi. Hiện nay xu hướng hợp tác quốc tế trong việc sản xuất các chương trình truyền hình trẻ em ngày càng rõ rệt hơn từ hợp tác song phương, đến đa phương để các sản phẩm đến được với đông đảo khán giả hơn. Trong thời đại bùng nổ thông tin, Internet phát triển mạnh mẽ nên việc phát triển truyền hình song song với nhiều hình thức qua mạng cùng các trò chơi, cuộc thi sẽ thu hút khán giả trẻ em hơn. Bên cạnh đó việc sản xuất DVD các chương trình cũng là một giải pháp đáng chú ý để đưa các chương trình có tính giáo dục - giải trí đến với đông đảo khán giả hơn.
Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất là việc sắp xếp và cơ cấu múi giờ phát sóng cố định cho các chương trình truyền hình thiếu nhi, phù hợp với lịch sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi của các em, đó chính là điều kiện thuận lợi nhất để các em được xem các chương trình dành riêng cho mình.