Để tạo bước đột phá cho ngành "công nghiệp không khói" nước ta trong giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Điểm khác cơ bản của chiến lược này là đưa du lịch phát triển theo chiều sâu, chú trọng tới hiệu quả, chất lượng, xây dựng thương hiệu mạnh để mảnh đất "hình chữ S" trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực.
Tạm mừng với bề rộng
Ngay trong những ngày đầu năm mới, tín hiệu vui đã đến với du lịch nước nhà khi lượng khách đổ về các điểm đến như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đà Lạt… đều có mức tăng trung bình trên 15%. Không thể phủ nhận, ngành du lịch thời gian qua đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế của đất nước thì kết quả tăng trưởng vừa qua chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng.
Du khách tham quan động Thiên Cung, một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại Vịnh Hạ Long. Ảnh: Đăng Khoa
Là một trong những người góp phần quan trọng xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, TS Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam cho rằng, nếu chỉ nhìn vào những thành công trước mắt như việc đón 6 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2011 hay các điểm du lịch "đắt khách" trong mùa "Tết Tây" thì tạm mừng cho du lịch nước nhà. Thế nhưng, nếu so sánh với lợi thế về tài nguyên tự nhiên và nhân văn của nước ta thì mới thấy nhiều yếu tố phát triển chưa bền vững, hiệu quả đầu tư còn manh mún, sản phẩm nghèo nàn, đơn điệu, kém sức cạnh tranh và chưa có tiếng vang.
Nhìn vào "bản đồ" du lịch của các nước trong khu vực trong năm 2011, ngành du lịch
thì
Tập trung cho chiều sâu
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn khẳng định, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 10 năm tới sẽ tập trung phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm và có chiều sâu. Cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế đều được chú trọng để khai thác tối ưu lợi thế, tiềm năng về tài nguyên, môi trường... Đặc biệt, trong giai đoạn mới, doanh nghiệp du lịch được xác định đóng vai trò nòng cốt nhằm phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa. Bởi thời gian qua, lãnh đạo ngành đã chứng kiến sự vươn mình mạnh mẽ để tạo vị thế, giá trị của hơn 1.000 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa, vận chuyển, lưu trú du lịch Việt Nam. Đây chính là lực lượng đóng góp lớn trong tỷ trọng GDP của nền kinh tế.
Khắc phục những yếu kém về chất lượng sản phẩm du lịch, yếu tố mới trong Chiến lược phát triển du lịch tới năm 2020 tập trung xây dựng sản phẩm, loại hình du lịch có hệ thống, có kiểm soát chất lượng và có tính đặc trưng, trong đó lấy du lịch văn hóa làm nền tảng. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, nước ta có bề dày truyền thống văn hóa, hoàn toàn có thể phát triển thành sản phẩm du lịch trên cả hai phương diện: văn hóa tập trung ở di sản, di tích và văn hóa tồn tại trong cộng đồng dân cư. Thời gian qua, một số mô hình phát triển du lịch gắn với di sản tự nhiên và di sản văn hóa như ở: Hội An (Quảng