Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2016

16:18, 01/02/2016

Kế hoạch tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2016 vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Ngày hội diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc và chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Đây là sự kiện thường niên nhằm tái hiện những lễ hội đặc sắc chào đón năm mới, mong muốn sự sinh sôi, nảy nở, phát triển, kết đoàn, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân mới.

 

Theo đó, ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 15-2 (tức ngày 3 đến 8 tháng Giêng Tết Bính Thân) để chào đón nhân dân, du khách đến với “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

 

Trong hai ngày 10 và 11-2 (tức mùng 3 và 4 Tết) tổ chức giới thiệu nét văn hóa, phong tục, tập quán mừng năm mới, các tiết mục dân ca, dân vũ, các trò chơi dân tộc của dân tộc Thái, Mường và các điểm tham quan khác như quần thể tháp Chăm, chùa Khmer,… phục vụ nhu cầu tham quan.

 

Từ ngày 12 đến 15-2 (mùng 5 đến mùng 8 Tết), tổ chức các hoạt động Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2016 với sự tham gia của đồng bào các dân tộc Thái (tỉnh Sơn La); dân tộc Tày (tỉnh Thái Nguyên); dân tộc Mông (tỉnh Lào Cai); dân tộc Giáy (tỉnh Hà Giang), người có uy tín trong cộng đồng (nhân sĩ, trí thức, già làng, trưởng bản, nghệ nhân…).

 

Ngày hội sẽ diễn ra các nội dung phong phú: Chương trình Bài ca mừng Đảng, mừng Xuân; Lễ hội Lồng tồng (Hội xuống đồng) và dự kiến lãnh đạo Đảng, nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc, Lễ hội mừng năm mới của dân tộc Giáy (Lễ hội múa trống), Lễ hội cầu an của dân tộc Thái; cùng với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân tộc, ẩm thực truyền thống, thể thao dân tộc như: Hội đấu vật đầu xuân, múa xòe, cồng chiêng, nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu kiều, giao lưu dân ca, dân vũ với khách du lịch, sẽ tạo không khí tưng bừng đầu Xuân Bính Thân.

 

Chương trình tổng thể:

Thời gian

Nội dung

Địa điểm

Ngày 08 - 09.02.2016 (Mùng 1-2 Tết)

Cả ngày

08h00- 16h30

Mở cửa tháp Chăm, chùa Khmer đón du khách lễ chùa đầu năm và tham quan Khu các làng dân tộc.

Khu các làng dân tộc.

Ngày 10 - 11.02.2016 (Mùng 3-4 Tết)

08h00-16h30

Hoạt động đón tiếp khách, giới thiệu phong tục tập quán mừng năm mới, ẩm thực của dân tộc Thái, dân tộc Mường và tham quan Khu các làng dân tộc.

Khu các làng dân tộc.

09h00 -11h00

Không gian giới thiệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân tộc tại nhà dân tộc Thái và dân tộc Mường (cồng chiêng, múa xòe, nhảy sạp, hát mời rượu, ném còn, chơi đu, đi cà kheo, kéo co…)

Không gian nhà dân tộc Thái, dân tộc Mường.

14h00 - 16h30

Không gian giới thiệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân tộc tại nhà dân tộc Thái và dân tộc Mường (cồng chiêng, dân ca Mường, Thái, múa xòe, nhảy sạp, hát mời rượu, ném còn, chơi đu, đi cà kheo…)

Không gian sân trước và đầu hồi nhà dân tộc Thái, nhà dân tộc Mường.

Ngày 12.02.2016 (Mùng 5 Tết)

08h30- 09h00

Bài ca mừng Đảng, mừng Xuân (do cộng đồng Thái, Tày, Mường biểu diễn)

Không gian sân lễ hội làng dân tộc III

10h15-11h00

Hoạt động trò chơi dân gian ngày Xuân dân tộc: Nhảy sạp, đi cà kheo tại nhà Thái, ném còn tại nhà Mường, đánh đu đi cầu Kiều tại nhà Ê Đê

Không gian các làng dân tộc Thái, Mường, Ê Đê.

14h30-15h30

Chương trình dân ca, dân vũ về mùa Xuân (dân tộc Giáy)

Không gian sân lễ hội làng dân tộc III.

15h00-16h30

Hoạt động trò chơi dân gian ngày Xuân dân tộc: Nhảy sạp, đi cà kheo tại nhà Thái, ném còn tại nhà Mường, đánh đu đi cầu Kiều tại nhà Ê Đê

Không gian các làng dân tộc Thái, Mường, Ê Đê.

15h30-16h30

Giới thiệu các công việc chuẩn bị Lễ hội Mừng năm mới của dân tộc Giáy.

Không gian làng dân tộc Giáy.

Ngày 13.02.2016 (Mùng 6 Tết)

9h00-10h30

Tái hiện Lễ hội Mừng năm mới của dân tộc Giáy

(Lễ hội múa trống) được Bộ VHTTDL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Là dịp để dân làng thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân Tổ tiên, gắn kết cộng đồng, dòng họ và khát vọng hướng đến một năm mới mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Không gian làng dân tộc Giáy, Khu các làng dân tộc I.

10h15-11h00

Hoạt động trò chơi dân gian ngày Xuân dân tộc: Nhảy sạp, đi cà kheo tại nhà Thái, ném còn tại nhà Mường, đánh đu đi cầu Kiều tại nhà Ê Đê

Không gian các làng dân tộc Thái, Mường, Ê Đê.

14h30-16h00

Hội đấu vật đầu Xuân

Thể hiện tinh thần thượng võ của ông cha ta, mang lại không khí vui tươi đầu xuân, gìn giữ nét truyền thống văn hóa dân tộc.

Quảng trường khu các làng dân tộc II.

15h00-16h30

Hoạt động trò chơi dân gian ngày Xuân dân tộc: Nhảy sạp, đi cà kheo tại nhà Thái, ném còn tại nhà Mường, đánh đu đi cầu Kiều tại nhà Ê Đê.

Không gian các làng dân tộc Thái, Mường, Ê Đê.

15h30-16h30

Giới thiệu các công việc chuẩn bị Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày.

Không gian làng dân tộc Tày.

Cả ngày

08h00-16h30

Giới thiệu ẩm thực, các loại món ngày Tết: xôi nếp ba màu, gà quay dân tộc, lợn quay, thịt sấy, nạp xườn...

Không gian nhà dân tộc Mường; nhà dân tộc Thái và khu sân lễ hội Làng III.

Ngày 14.02.2016 (Mùng 7 Tết)

08h30- 09h00

Bài ca mừng Đảng, mừng Xuân (do cộng đồng Thái, Tày, Mường biểu diễn) múa vòng xòa đoàn kết đầu Xuân đón các vị đại biểu Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự.

Không gian sân lễ hội làng dân tộc III.

9h00-10h30

Lễ hội Lồng tồng (Hội xuống đồng) của dân tộc Tày; Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc.

Đây là lễ hội của đồng bào vùng núi phía Bắc, được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, bản làng no ấm.

Sau khi kết thúc phần lễ, mời Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các đại biểu và đồng bào dân tộc chứng kiến, dự, chung vui, chúc Tết đồng báo các dân tộc và tặng quà người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc.

Không gian làng dân tộc Tày, Khu các làng dân tộc I.

10h30-11h30

Hoạt động trò chơi dân gian ngày Xuân dân tộc: Nhảy sạp, đi cà kheo tại nhà Thái, ném còn tại nhà Mường, đánh đu đi cầu Kiều tại nhà Ê Đê.

Không gian các làng dân tộc Thái, Mường, Ê Đê.

14h30-15h30

Chương trình dân ca, dân vũ về mùa Xuân (dân tộc Giáy)

Không gian sân lễ hội làng dân tộc III

15h00-16h30

Hoạt động trò chơi dân gian ngày Xuân dân tộc: Nhảy sạp, đi cà kheo tại nhà Thái, ném còn tại nhà Mường, đánh đu đi cầu Kiều tại nhà Ê Đê.

Không gian các làng dân tộc Thái, Mường, Ê Đê.

15h30-16h30

Giới thiệu các công việc chuẩn bị Lễ hội Cầu an của dân tộc Thái.

Không gian làng dân tộc Thái.

Cả ngày

08h00-16h30

Giới thiệu ẩm thực, các loại món ngày Tết: xôi nếp ba màu, gà quay dân tộc, lợn quay, thịt sấy, nạp xườn...

Không gian nhà dân tộc Mường; nhà dân tộc Thái và khu sân lễ hội Làng III.

Ngày 18.11.2015 (Mùng 8 Tết)

08h30- 09h00

Bài ca mừng Đảng, mừng Xuân (do cộng đồng Thái, Tày, Mường biểu diễn) giao lưu với du khách lì xì may mắn đầu năm.

Không gian sân lễ hội làng dân tộc III.

9h00-10h00

Tái hiện Lễ hội Cầu an của dân tộc Thái (Lần đầu tiên được tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam)

Lễ hội cầu an cho bản mường (xên bản, xên mường) của dân tộc Thái là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng
rất quan trọng đối với cộng đồng người ở Tây Bắc. Đây là dịp để mọi người tụ họp, gặp gỡ với tổ tiên, thần linh, gặp gỡ với nhau trong cả sinh hoạt vật chất lẫn hành động tâm linh; vừa bộc lộ niềm thành kính, ngưỡng vọng thánh thần, vừa thể hiện sức mạnh của con người, vừa cầu phúc cho một cuộc sống hạnh phúc, an bình, vừa bộc lộ khả năng vui chơi, thi tài….

Không gian làng dân tộc Thái, Khu các làng dân tộc I.

10h30-11h30

Hoạt động trò chơi dân gian ngày Xuân dân tộc: Nhảy sạp, đi cà kheo tại nhà Thái, ném còn tại nhà Mường, đánh đu đi cầu Kiều tại nhà Ê Đê.

Không gian các làng dân tộc Thái, Mường, Ê Đê.

14h30-15h30

Chương trình dân ca, dân vũ về mùa Xuân (dân tộc Giáy).

Không gian sân lễ hội làng dân tộc III.

15h00-16h30

Hoạt động trò chơi dân gian ngày Xuân dân tộc: Nhảy sạp, đi cà kheo tại nhà Thái, ném còn tại nhà Mường, đánh đu đi cầu Kiều tại nhà Ê Đê.

Không gian các làng dân tộc Thái, Mường, Ê Đê.

Cả ngày

08h00-16h30

Giới thiệu ẩm thực, các loại món ngày Tết: xôi nếp ba màu, gà quay dân tộc, lợn quay, thịt sấy, nạp xườn...

Không gian nhà dân tộc Mường; nhà dân tộc Thái và khu sân lễ hội Làng III.